Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo (bản 1) chủ đề 1 tuần 2: Nhiệm vụ 3, 4

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 (bản 1) chủ đề 1 tuần 2: Nhiệm vụ 3, 4 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 2: NHIỆM VỤ 3, 4:

ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC –

THỰC HÀNH TRANH BIỆN BẢO VỆ QUAN ĐIỂM.

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
  • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.
  • Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
  1. Phẩm chất:
  • - Nhân ái, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - SGK, SGV, Giáo án.
  • - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  • - Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động.
  3. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi Cánh hoa cảm xúc.
  4. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Cánh hoa cảm xúc:

- GV chia lớp thành các nhóm (6 HS) và nêu luật chơi: Mỗi bạn trong nhóm chọn một biểu tượng cảm xúc và ghi ngắn gọn một tình huống của bản thân liên quan đến tình huống đó.

- GV lấy ví dụ:

+ Em vui khi nhận được quà tặng của bạn Linh trong ngày sinh nhật.

+ Em buồn vì bị điểm kém trong bài kiểm tra Toán giữa học kì.

+ Em tức giận vì bạn Nam làm gãy bút chì của em.

+ Em hốt hoảng vì bạn Lan lấy cục tẩy của em mà không nói gì.

+ Em xấu hổ vì bị mẹ mắng trước mặt bạn.

+ Em sợ hãi vì bị điểm kém sợ mẹ biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Có rất nhiều cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến cuộc sống và cảm xúc của bản thân. Vậy làm thế nào để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Tuần 2 – Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực – Thực hành tranh biện bảo vệ quan điểm.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

  1. Mục tiêu: HS nhận diện rõ hơn những thay đổi cảm xúc và tiếp tục rèn luyện các kĩ năng điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong các tình huống khác nhau.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận diện và xác định được cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) và trả lời câu hỏi: Em hãy thảo luận và chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

- GV gợi ý:

+ Suy nghĩ lạc quan.

+ Chia sẻ cảm xúc của mình với người thân hoặc bạn bè.

+ Thực hiện một số sở thích của mình (nghe nhạc, chơi thể thao, đọc truyện,..).

- GV có thể bổ sung những kinh nghiệm của bản thân để HS có thêm những cách điều chỉnh phù hợp.

- GV cho HS xem video (nếu đủ thời gian): https://youtu.be/vEQfgUck6eM

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.8.

- HS chia sẻ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

III. Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

1. Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

- Những cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực là:

+ Viết nhật kí.

+ Chấp nhận cảm xúc tiêu cực.

+ Sử dụng các loại thực phẩm và vitamin giúp giảm cảm xúc tiêu cực.

+ Uống nước mát, hít thật sâu và đếm từ 1 đến 10.

+ Thư giãn bằng các hoạt động: đọc sách, thiền, đi bộ hoặc ra ngoài chơi với bạn bè.

+ Nghe nhạc không lời.

+ Nghe những câu chuyện truyền cảm hứng.

Nhiệm vụ 2. Đóng vai điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong các tình huống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (3 - 4 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm hãy đưa ra phương án ứng xử của mỗi cá nhân trong mỗi tình huống. Sau đó xây dựng kịch bản và đóng vai xử lí tình huống:

+ Nhóm 1: Tình huống 1: Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn. M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ.

+ Nhóm 2: Tình huống 2: T được một bạn trong lớp nói lại rằng H đã nói xấu T với các bạn. T nghe vậy gương mặt biến sắc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.8.

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời mời đại diện một số nhóm lên chia sẽ suy nghĩ và trình diễn tình huống theo phương án ứng xử đã chọn.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến.

- GV nhận xét hoạt động đóng vai của HS.

- GV chuyển sang HĐ mới.

2. Đóng vai điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong các tình huống.

- Tình huống 1: M sẽ xuống hỏi mẹ rõ ràng xem mẹ đã cất đồ mình cần tìm ở đâu và có thể bảo mẹ sau không cần phải thu dọn đồ đạc trên bàn của mình vì có nhiều đồ quan trọng nếu thay đổi thì bản thân M sẽ không nhớ để tìm được.

- Tình huống 2: T sẽ gặp H để nói chuyện và hỏi lý do H nói xấu mình. Nếu có sự hiểu nhầm thì T sẽ nói rõ ràng và xin lỗi H. Nếu không có sự hiểu nhầm, T sẽ nói với H rằng việc nói xấu và không đúng về người khác là đang vu oan cho người ta, bạn H làm như thế là rất xấu tính.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Cả lớp hãy nêu những thuận lợi và khó khăn khi điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực mà mình đã được học.

- GV yêu cầu HS: Em hãy chia sẻ theo nhóm những tình huống mà bản thân đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

- GV kết luận: Chúng ta phải luôn thường xuyên rèn luyện và có ý chí để tự vượt qua những khó khăn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 3 SGK tr.8.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

3. Chia sẻ những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Gợi ý:

Em đi học về và phát hiện em gái mình dùng bút màu vẽ vào sách vở của em. Lúc đầu em cảm thấy bực tức và giận em gái, nhưng lúc sau em đã bình tĩnh lại và nhắc nhở em gái không được làm như vậy nữa.

 

Hoạt động 4: Thực hành tranh biện bảo vệ quan điểm.

  1. Mục tiêu: HS hình thành tư duy sắc bén thông qua tranh biện và hình thành kĩ năng tranh biện, biết kiểm soát cảm xúc, ngôn ngữ, thái độ khi tranh biện.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được những cách thức tranh biện và thực hành.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Trao đổi về cách thức tranh biện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Theo em, thế nào là tranh biện? Tranh biện và tranh cãi có giống nhau không?

- GV yêu cầu HS quan sát mục 1 – SGK tr.8 và cho biết: Nêu các bước khi tranh biện bảo vệ luận điểm.

 

IV. Thực hành tranh biện bảo vệ quan điểm

1. Trao đổi về cách thức tranh biện

* Khái niệm tranh biện:

- Là thảo luận vấn đề một cách nghiêm túc trước khi đưa ra quyết định hay giải pháp.

- Số lượng người tham gia: 2 hoặc nhiều hơn một người.

- Cách thức: thể hiện các ý kiến đối lập nhau.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo ánh Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo công văn mới, soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều (bản 1) chủ đề 1 tuần 2: Nhiệm vụ 3, 4
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo (bản 1) chủ đề 1 tuần 2: Nhiệm vụ 3, 4 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận