Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo (bản 1) chủ đề 2 tuần 7: Nhiệm vụ 5, 6

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 (bản 1) chủ đề 2 tuần 7: Nhiệm vụ 5, 6 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 7: NHIỆM VỤ 5, 6

TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI GẶP KHÓ KHĂN

TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ -

THỰC HIỆN CÁCH SỐNG TIẾT KIỆM TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết tìm sự hỗ trợ từ người xung quanh khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
  • Thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:.

  • Thực hiện các nhiệm vụ tìm sự hỗ trợ từ người xung quanh khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
  • Xác định cách sống tiết kiệm của bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • - Trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - SHS, SGV, Giáo án.
  • - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  • - Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • - SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.
  • - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp.
  • - Xây dựng kịch bản đóng vai thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước khi vào bài học
  3. Nội dung: GV cho HS nghe và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi ô chữ

- GV nêu luật chơi: Có 8 từ hàng ngang, chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm hãy tìm ra đáp án của mỗi từ hàng ngang. Đội nào tìm ra đáp án của từ hàng dọc trước sẽ dành chiến thắng.

- GV nêu câu hỏi:

Câu 1. Có 7 chữ cái. Tên gọi của hành tinh con người sinh sống trong hệ Mặt Trời.

Câu 2. Có 10 chữ cái. Tấm năng lượng được sử dụng để chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời sang năng lượng điện.

Câu 3. Có 7 chữ cái. Thiết bị được sử dụng để phát sáng trong các gia đình.

Câu 4. Có 9 chữ cái: Vật dụng được làm từ nhựa, được sử dụng để đóng gói thực phẩm nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Câu 5. Có 8 chữ cái: Loại tài nguyên thiên nhiên bao bọc xung quanh Trái Đất, giúp con người trong quá trình hô hấp.

Câu 6. Có 7 chữ cái. Thiết bị được các gia đình sử dụng cung cấp gió mát trong những ngày hè nắng nóng.

Câu 7. Có 7 chữ cái. Nếu không có ý thức sử dụng hợp lí thì nhiều tài nguyên thiên nhiên sẽ gặp nguy cơ…

Câu 8. Có 9 chữ cái. Không gian sinh sống, học tập của con người.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia tranh biện.

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời người chơi của các nhóm trả lời từ hàng ngang và tìm ra từ hàng dọc:

Từ hàng dọc: TIẾT KIỆM

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Tuần 7 – Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề - Thực hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 5: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề

  1. Mục tiêu: HS nhận ra những khó khăn của mình và biết cách tìm sự hỗ trợ khi giải quyết các vấn đề trong thực hiện trách nhiệm.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận diện và thực hiện thương thuyết trong một số tình huống.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu một tình huống khiến em khó khăn khi không tự giải quyết được vấn đề của mình.

- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp: Em thường gặp khó khăn không tự giải quyết được trong vấn đề nào? Khi đó, em thường tìm đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của ai?

- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề. Khi tìm kiếm sự hỗ trợ, chúng ta cần lưu ý điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 SHS tr.18 và trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi: Một số tình huống khiến em khó khăn khi không tự giải quyết được vấn đề của mình là:

+ Em đang thắc mắc một đề thi Toán nhưng không dám hỏi thầy cô/ bạn bè.

+ Em không thể làm bình tĩnh khi làm việc nhóm với các bạn.

+ Em muốn xin bố mẹ cho đi học thêm để trau dồi vốn ngoại ngữ nhưng không dám nói với ba mẹ.

+ Em muốn tham gia vào đội tuyển cờ vua của trường nhưng không có đủ can đảm đăng kí.

- GV mời 3 – 5 cặp đôi chia sẻ về việc thường gặp khó khăn không tự giải quyết được trong những vấn đề:

+ Trong quan hệ với bạn bè: dễ nổi nóng khi tranh luận, làm việc thụ động, nhút nhát, không dám chia sẻ ý kiến với các bạn, lười biếng, ỉ lại vào trưởng nhóm,…

+ Trong quan hệ với thầy cô: không dám hỏi thầy cô khi gặp khó khăn trong học tập, không dám nhờ thầy cô giúp đỡ khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, anh chị lớp trên, không dám hỏi lại bài thầy cô khi chưa hiểu bài giảng,…

+ Trong quan hệ với bố mẹ: không dám xin bố mẹ tham gia vào câu lạc bộ mình yêu thích, không dám chia sẻ những chuyện mình gặp phải trên trường,…

+ Trong học tập: chưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả, có quá nhiều thứ phải học và không biết trọng tâm ở đâu, khả năng tập trung học hành ngắn hạn, dễ bị xao lãng,…

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề

a. Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề

- Người có thể hỗ trợ khi gặp khó khăn: bạn bè, bố mẹ, người thân, thầy, cô, nhà tâm lí học.

- Cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề:

+ Xác định khó khăn mình đang gặp phải.

+ Xác định người có thể hỗ trợ.

+ Bày tỏ khó khăn và mong muốn được hỗ trợ.

+ Cảm ơn người đã hỗ trợ.

- Lưu ý khi muốn nhờ ai giúp đỡ:

+ Lắng nghe với thái độ cầu thị và mong muốn nhờ giúp đỡ.

+ Trung thực, lịch sự, khéo léo, thuyết phục.

+ Thể hiện người mà bạn muốn xin sự giúp đỡ là người bạn tin tưởng và tôn trọng.

+ Cho họ thấy bạn thực sự cần sự giúp đỡ đó.

Nhiệm vụ 2. Đóng vai tìm kiếm sự hỗ trợ để giải quyết vấn đề trong các tình huống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm sẽ phụ trách 1 tình huống) và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận về cách giải quyết vấn đề và ai sẽ là người hỗ trợ thì hiệu quả nhất cho các nhân vật trong mỗi tình huống. Sau đó, các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai tìm kiếm sự hỗ trợ để giải quyết vấn đề trong các tình huống dưới đây:

+ Nhóm 1, 2: Tình huống 1: Em cam kết nộp sản phẩm của nhóm vào tối mai nhưng hiện giờ chưa tìm đủ tài liệu và chưa làm được bản thuyết trình.

+ Nhóm 3, 4: Tình huống 2: Kết quả học tập học kì này của em giảm sút. Em tự hứa với bản thân sẽ không chơi điện tử nữa nhưng em rất khó để vượt qua

+ Nhóm 5, 6: Tình huống 3: Năm nay, em được bầu làm lớp trưởng. Nhưng gần hai tháng trôi qua, nền nếp của lớp chưa tốt, một số bạn vẫn đi học muộn và chưa hoàn thành bài trước khi đến lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 SHS tr.19.

- HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm đóng vai trước lớp:

 

b. Đóng vai tìm kiếm sự hỗ trợ để giải quyết vấn đề trong các tình huống.

Khi gặp khó khăn trong quá trình thể hiện trách nhiệm, HS cần linh hoạt, nắm bắt tình hình để tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời giải quyết vấn đề.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo ánh Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo công văn mới, soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều (bản 1) chủ đề 2 tuần 7: Nhiệm vụ 5, 6
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo (bản 1) chủ đề 2 tuần 7: Nhiệm vụ 5, 6 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận