Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

 
 

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Soạn địa lí 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng trang 25

Chuyên mục: Soạn địa lí 10

Con người sinh sống trên bề mặt trái đất từ lâu đời đến nay. Thế nhưng mấy ai biết được cấu tạo bên trong của Trái đất gồm những gì? Để tìm hiểu về vấn đề đó, Hocthoi mời các bạn cùng đến với bài học “Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng”.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Cấu trúc của Trái Đất.

- Trái đất có cấu tạo không đồng nhất

- Gồm có 3 lớp: Lớp vỏ Trái đất, lớp Manti và lớp nhân Trái Đất.

1. Lớp vỏ trái đất

  • Vị trí: Nằm ngoài cùng
  • Độ dày 5 – 70 km
  • Ở trạng thái rắn
  • Cấu tạo thường có 3 phần: Tầng trầm tích, tầng granit và tầng bazan.
  • Vỏ trái đất có 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

=> Nơi cư trú và diễn ra các hoạt động của loài người.

2. Lớp Manti

  • Vị trí: nằm ở giữa (từ lớp Vỏ đến 2900 km)
  • Đặc điểm: Chiếm 80% thể tích, 68,5% khối lượng Trái Đất. Rất đậm đặc, quánh dẻo

3. Nhân Trái Đất

  • Vị trí: nằm ở trong cùng (từ 2900 km đến 6370 km)
  • Độ dày: Khoảng 3470 km
  • Đặc điểm: Vật chất ở trạng thái lỏng. Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hóa học chủ yếu là Ni, Fe.

II. Thuyết kiến tạo mảng

1. Nội dung thuyết kiến tạo mảng

  • Thuyết kiến tạo mảng : Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
  • Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.
  • Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a – Ấn Độ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực) và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.
  • Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa …

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Quan sát hình 7.1 mô tả cấu trúc của Trái Đất?

 

Bài tập 2: Quan sát hình 7.2 cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương?

Bài tập 3: Quan sát hình 7.1 cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?

Bài tập 4: Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?

Bài tập 5: Quan sát hình 7.4, cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc?

Bài tập 6: Dựa vào hình 7.1 và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm)?

Bài tập 7: Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn địa lí 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng trang 25 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn địa lí 10. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận