Danh mục bài soạn

Giải địa lí 11 Sách cánh diều Bài 31 Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi

Hướng dẫn học môn Địa lí 11 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết Bài 31 Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. CHUẨN BỊ

- Thu thập, chọn lọc, hệ thống hóa, phân tích tư liệu, số liệu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi.

- Lập đề cương báo cáo

Lời giải:

- Đề cương báo cáo:

1. Tài nguyên khoáng sản

2. Những thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu khoáng sản

3. Phân bố công nghiệp khai thác một số loại khoáng sản nổi bật.

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH

Đề bài: Viết một báo cáo ngắn gọn về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi

Lời giải:

1. Tài nguyên khoáng sản

Nam Phi rất giàu tài nguyên, khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến: Vàng, crôm, ăngtimoan, than đá, quặng sắt, mangan, niken, phốt phát, thiếc, uranium, kim cương, đồng, muối, khí tự nhiên, v.v..

2. Những thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu khoáng sản

Ngày nay Cộng hòa Nam Phi khai thác gần 1/2 trong tổng số 1.150 tấn vàng hàng năm của thế giới. Trong đó, 645 tấn được dùng làm đồ trang sức, 104 tấn trong công nghiệp điện tử, 107 tấn trong các ngành kỹ nghệ khác, 210 tấn làm tiền xu và các tặng phẩm, còn lại 189 tấn dùng để đầu tư và cất trữ trong nhiều nền tài chính khác nhau.

Bạch kim hay platin (Pt) cũng là một loại nguyên liệu quý hiếm với trữ lượng chung trên hành tinh không nhiều. Trong gần 200 tấn mà thế giới sản xuất được hàng năm, Nam Phi chiếm 50%. Ở đất nước này, bạch kim được dùng làm đồ trang sức nhiều hơn cả vàng. Còn tại các nước khác, chúng được ưu tiên cho ngành y khoa, các phòng thí nghiệm, trong công nghiệp thủy tinh, kỹ thuật thông tin và điện tử...

Cộng hòa Nam Phi khai thác lượng kim cương đứng hàng thứ 3 trên hành tinh (sau Zaire và Liên bang Nga). Viên kim cương "Carnival" (Lễ hội) nặng 650 carats (1 carat = 0,2 gram) được tìm thấy tại đây vào năm 1897. Còn viên "Tiffany" to nhất thế giới trị giá 10 triệu USD cũng được tìm ra tại Nam Phi, hiện đang được bảo quản ở New York (Mỹ). Trong một tòa nhà từng là nhà tù thời Trung cổ trên phố Charterhouse tại London City (Anh), nay được dành làm nhà kho bảo quản kim cương của hãng De Beers - Hãng khai thác kim cương chính ở Nam Phi và Namibia.

Nam Phi cũng sản xuất 23% sản lượng urani hàng năm của địa cầu - nguồn nguyên liệu chính dùng trong công nghiệp hạt nhân. Hai nguồn nguyên liệu chiến lược khác là crom (Cr) và mangan (Mn), Cộng hòa Nam Phi cũng đứng đầu với 36% tổng sản lượng crom và 33% lượng mangan của thế giới mỗi năm. Đó là những thành phần chính làm tăng độ bền của thép.

Chúng không thể thiếu trong các sản phẩm như vòng bi, dụng cụ cơ khí chính xác, động cơ xe hơi v.v... Titan (Ti) cũng là một thế mạnh của Nam Phi, thứ kim loại chiến lược này nhẹ và bền hơn thép, được ưu tiên dùng trong kỹ nghệ hàng không và chinh phục không gian. Một chiếc máy bay ném bom siêu hạng B-1 cần tới 92 tấn titan, còn một chiếc phi cơ dân dụng dạng B-747 phải cần 33 tấn titan.

3. Phân bố công nghiệp khai thác một số loại khoáng sản nổi bật

Các mỏ mangan ở Nam Phi chủ yếu tập trung ở tỉnh Bắc Cape, bao gồm mỏ Postmasburg và mỏ Kalahari, trong đó cấp độ của mỏ Kalahari cao và quặng mangan có thể đạt tới 56%. Ngoài ra, mỏ mangan còn phân bố ở phía đông bắc Nam Phi (từ Krugersdorp về phía tây đến biên giới Botswana).

 Các mỏ kim loại nhóm bạch kim ở Nam Phi chủ yếu phân bố ở các tỉnh phía tây bắc, Limpopo và Mpumalanga, và các mỏ bạch kim ở Khu phức hợp Bushveld là nơi tập trung nhiều nhất.

Lưu vực Whitworth Sland và khu vực Barberton là những khu vực phân phối vàng chính. Ở mỏ lòng chảo Whitworth Sland, vàng thuộc loại đá cuội cổ sinh chứa vàng, được tạo ra trong tập đoàn cổ sinh chứa vàng nằm trên bề mặt không chỉnh hợp của Tân Nguyên sinh và Đại Nguyên sinh sớm. Trữ lượng rất lớn, là đối tượng chính của sản xuất và khai thác vàng ở Nam Phi, đồng thời đây cũng là loại tiền gửi lớn nhất có trữ lượng lớn nhất trong số các loại tiền gửi vàng trên thế giới. vàng ở khu vực Barberton thuộc loại đá lục (loại mạch thạch anh chứa vàng chính) và được sản sinh trong các đai đá lục Archean.

III. GỢI Ý THU THẬP TƯ LIỆU

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk địa lí 11 sách mới, giải địa lí 11 Cánh diều, Bài 31 Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 11 Sách cánh diều Bài 31 Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải địa lí 11 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận