Danh mục bài soạn

Giải địa lí 11 Sách cánh diều Bài 20 Kinh Tế Liên Bang Nga

Hướng dẫn học môn Địa lí 11 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết Bài 20 Kinh Tế Liên Bang Nga.Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 20.1, 20.2, hãy trình bày tình hình phát triển của ngành công nghiệp Liên bang Nga.

Lời giải:

– Là ngành xương sống của kinh tế Liên bang Nga.
– Cơ cấu đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại.
– Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu thế giới về khai thác.
– Công nghiệp truyền thống:
+ Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ,…
+ Phân bố: tập trung ở Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường giao thông.
– Công nghiệp hiện đại:
+ Các ngành: điện tử- hàng không, vũ trụ, nguyên tử. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh.
+ Phân bố: vùng trung tâm, Uran,….

2. Nông nghiệp

Câu hỏi:

Đọc thông tin, quan sát hình 20.3 và dựa vào bảng 20.1, hãy trình bày tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Liên bang Nga

Lời giải:

– Quỹ đất lớn (200 triệu ha), có khả năng trồng nhiều loại cây và phát triển chăn nuôi.
– Sản lượng lương thực đạt 78,2 triệu tấn và xuất khẩu trên 10 triệu tấn (2005).
– Sản lượng cây công nghiệp (hướng dương, củ cải đường), cây ăn quả, rau, chăn nuôi, đánh bắt cá đều tăng trưởng.
– Phân bố : trồng nhiều ở đồng bằng Đông Âu và phía Nam đồng bằng Xi-bia.

3. Dịch vụ

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 20.2, hãy trình bày tình hình phát triển của ngành dịch vụ Liên bang Nga

Lời giải:

- Giao thông phát triển đủ loại hình, đang được nâng cấp.

- Kinh tế đối ngoại: Rất quan trọng.

+ Giá trị xuất khẩu tăng, là nước xuất siêu.

+ Hơn 60 % hàng xuất khẩu là nguyên liệu, năng lượng.

- Có tiềm năng du lịch lớn.

- Các ngành dịch vụ khác phát triển mạnh.

- Các trung tâm dịch vụ lớn: Mát-xcơ-va, Xanh-pê-téc-pua…

II. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ VÙNG KINH TẾ

Câu hỏi: Dựa vào bảng thông tin, hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một vùng kinh tế quan trọng ở Liên bang Nga.

Lời giải:

+ Vùng Trung ương

– Vùng KT lâu đời, phát triển nhanh nhất. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn; tập trung nhiều ngành công nghiệp.
– Mat-xcơ-va: Trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch lớn của vùng và cả nước.
+ Vùng Trung tâm đất đen
– Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
– Công nghiệp phát triển đặc biệt là các ngành phục vụ cho nông nghiệp.
+ Vùng Uran
– Giàu tài nguyên.
– Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hoá chất, chế biến gỗ, khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên).
– Nông nghiệp còn hạn chế.
+ Vùng Viễn Đông
– Giàu tài nguyên.
– Công nghiệp khai thác khoáng sản, gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt cá, chế biến hải sản.
– Vùng có điều kiện hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Chứng minh rằng công nghiệp Liên bang Nga có cơ cấu ngành đa dạng

Lời giải:

Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế Nga với nhiều ngành sản xuất có sản lượng hàng đầu thế giới. Cơ cấu ngành công nghiệp Nga đa dạng bao gồm các ngành truyền thống và hiện đại:

– Các ngành công nghiệp truyền thống nổi tiếng: năng lượng, luyện kim đen, luyện kim màu (bô-xit, ni-ken, đồng, chi), khai thác vàng và kim cương, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô, sản xuất thiết bị tàu biển, thiết bị mỏ. Các ngành truyền thống tập trung phần lớn ở đồng bằng Đông Âu, Tầy Xi-bia, U-ran và dọc các đường giao thông quan trọng.

– Các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử – tin học, hàng không, công nghiệp vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng. Các ngành hiện đại phân bố ở vùng Trung tâm, Uran, Xanh-Pê-tec-bua.

Câu hỏi: Lập sơ đồ thể hiện tình hình phát triển ngoại thương của Liên bang Nga.

Lời giải:

c

 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam.

Lời giải:

– Là quan hệ truyền thống được hai nước đặc biệt quan tâm, LB Nga vẫn coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở ĐNA.

– Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu-Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết tòan diện giữa châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam.

– Quan hệ hợp tác Nga – Việt được khẳng định là tiếp nối mối quan hệ Xô – Việt trước đây. Quan hệ Nga – Việt trong thập niên 90 (thế kỉ XX) và nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích cả hai bên.

– Kim ngạch buôn bán 2 chiều Nga – Việt đạy 1,1 tỉ USD (2005) lên 3 tỉ USD vào những năm gần nhất. Hợp tác sẽ diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và KHKT.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk địa lí 11 sách mới, giải địa lí 11 Cánh diều,Bài 20 Kinh Tế Liên Bang Nga
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 11 Sách cánh diều Bài 20 Kinh Tế Liên Bang Nga . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải địa lí 11 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận