Danh mục bài soạn

Giải địa lí 11 Sách cánh diều Bài 1 Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Hướng dẫn học môn Địa lí 11 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết Bài 1 Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. CÁC NHÓM NƯỚC 

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và dựa vào bảng 1.1 hãy:

- Phân biệt các nước phát triển (Ca-na-đa, Cộng hòa Liên bang Đức) và các nước đang phát triển (Bra-xin, In-đô-nê-xi-a) về các chỉ tiêu: GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI.

- Xác định một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1.

Lời giải:

- Phân biệt các nước phát triển và các nước đang phát triển về các chỉ tiêu: GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI:

  • GNI/người: nhóm nước phát triển có thu nhập cao, nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình đến thu nhập trung bình cao

  • Cơ cấu kinh tế:

    • Nhóm nước phát triển; tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cao; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng và thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm tỉ trọng rất thấp

    • Nhóm nước đang phát triển: tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp hơn so với nhóm nước phát triển, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng và thuế sản phẩm trừ trợ cấp vẫn chiếm tỉ trọng khá cao.

  • HDI: Nhóm nước phát triển thuộc mức rất cao, nhóm nước đang phát triển thuộc mức cao

- Một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1:

  • Nước phát triển: Anh, Mỹ, Đức, Pháp,...

  • Nước đang phát triển: Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma,...

II. SỰ KHÁC BIỆT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

1. Về kinh tế 

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.2, hãy trình bày sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Lời giải:

Sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển:

Cơ sở để so sánhCác nước phát triểnCác quốc gia đang phát triển
Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế

quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định

quy mô kinh tế nhỏ hơn, và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu, nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh
Cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ ngày càng tăngCTrinhf độ
Trình độ phát triểncó trình độ phát triển kinh tế cao, tập trung vào các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.có trình độ phát triển kinh tế còn thấp hơn, một số nước đang bắt đầu chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao
GDPcaoVừa phải
Tốc độ tăng trưởng GDPkhá ổn địnhtăng nhanh
  

 

 

2. Về xã hội

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.3, hãy trình bày sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Lời giải:

Sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển:

Cơ sở để so sánh Các nước phát triểnCác quốc gia đang phát triển
Dân cư và đô thị hóaTỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, quá trình đô thị hóa diễn sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, chất lượng cuộc sống ở mức cao và rất cao.Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao và đã có xu hướng giảm, trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng đô thị hóa khá nhanh, chất lượng cuộc sống ở mức cao và trung bình, một số nước vẫn ở mức thấp
Giáo dục và y tếCó hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình của người dân caoCó hệ thống giáo dục và y tế nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của nhóm người 25 tuổi trở lên tăng và tuổi thọ trung bình của người dân
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiênthấpcao
Cơ cấu dân số giàtrẻ
Tuổi thọ trung bìnhcaothấp
Số năm đi học trung bình của người 25 tuổi trở lêncaothấp và có xu hướng tăng
Tỉ lệ dân thành thị CaoThấp

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Lập bảng tóm tắt sự khác nhau về kinh tế và xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển

Lời giải:

Sự khác nhau về kinh tế và xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển:

Cơ sở để so sánhCác nước đang phát triểnCác nước phát triển
Ý nghĩaMột quốc gia có tỷ lệ công nghiệp hóa và thu nhập cá nhân hiệu quả được gọi là Quốc gia phát triển.Quốc gia đang phát triển là quốc gia có tốc độ công nghiệp hóa chậm và thu nhập bình quân đầu người thấp.
Thất nghiệp và nghèo đóiThấpCao
GiáTỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh thấp trong khi tỷ lệ sống cao.Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh, cùng với tỷ lệ tuổi thọ thấp.
Điều kiện sốngTốtVừa phải
Tạo thêm doanh thu từKhu công nghiệpKhu vực dịch vụ
Sự phát triểnTăng trưởng công nghiệp cao.Họ dựa vào các nước phát triển để phát triển.
Tiêu chuẩn của cuộc sốngCaoThấp
Phân phối thu nhậpCông bằngBất bình đẳng
Các yếu tố sản xuấtSử dụng hiệu quảSử dụng không hiệu quả

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau về GNI/người cà HDI của ít nhất một nước phát triển và một nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Lời giải:

Nước đang phát triển: Việt Nam

 Kết quả đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020

Xét theo chênh lệch thứ hạng HDI và GNI/người trong bảng xếp loại quốc tế

Tính toán các số liệu về GDP/người (tính theo PPP) và HDI của UNDP các năm cho thấy, giai đoạn 2000 - 2019, chênh lệch thứ hạng của HDI với GNI/người của Việt Nam luôn nhận giá trị dương, thứ hạng HDI của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới luôn cao hơn so với thứ hạng của GNI/người, điều này phản ánh xu hướng Việt Nam đang hướng tới là phát triển vì con người. Theo đó, thành quả của tăng trưởng kinh tế luôn được ưu tiên sử dụng nhiều hơn cho mục tiêu phát triển con người. Tuy nhiên, nếu so sánh chuỗi có thể thấy chênh lệch về thứ hạng này ngày càng giảm. Giai đoạn 2011 - 2019, mức chênh lệch bình quân chỉ còn 11, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2000 - 2010 (giá trị chênh lệch là 15), phản ánh tác động tích cực của tăng trưởng đến phát triển con người có xu hướng giảm dần.

Xét theo đường vành đai phát triển con người

Dựa vào bảng số liệu của UNDP năm 2019, đường vành đai phát triển con người trên thế giới (tập hợp các giá trị HDI của nước cao nhất trong từng nhóm nước có cùng một mức thu nhập).

Giá trị HDI nhận được của Việt Nam năm 2019 nằm ở dưới đường vành đai phát triển con người toàn cầu, có nghĩa là Việt Nam không phải là nước có HDI cao nhất trong nhóm nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người (hơn 6.000 - 7.000 USD/người/năm theo PPP). Tuy nhiên, khoảng cách giữa HDI của Việt Nam so với mức HDI cao nhất không lớn, nếu so với Lào (cùng nhóm mức thu nhập) hoặc Philippines hay Indonesia (ở các múc thu nhập cao hơn). Điều này cho thấy, mặc dù chưa phải là tối ưu, nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có hiệu ứng tích cực đến phát triển con người.

Tuy nhiên, nếu sử dụng dạng khác của đường vành đai phát triển con người1 và đường phản ánh giá trị HDI của Việt Nam cho thấy, chênh lệch giá trị HDI của Việt Nam so với HDI của nước cao nhất trong nhóm có cùng mức thu nhập đang có xu hướng gia tăng. Xét trong giai đoạn 20012 - 2020, thì giai đoạn 2001 - 2010 mức độ chênh lệch về giá trị HDI của Việt Nam so với HDI của nước không đáng kể (0,005 điểm), nhưng giai đoạn 2011 - 2019, con số chênh lệch này đã lên tới 0,039, cao hơn cả giai đoạn 19903 - 2000 (có giá trị chênh lệch 0,038).

Xét theo Chỉ số tổng hợp - Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR)

Cùng với những thành tựu về kinh tế thì phát triển con người cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ số HDI từ 0,505 (năm 2000) lên 0,572 (năm 2010), 0,696 (năm 2017) và 0,704 (năm 2019) - vị trí các nước có chỉ số HDI khá.

Xét về mức độ lan tỏa của tăng trưởng đến phát triển con người (GHR), từ năm 2001 đến nay, tăng trưởng kinh tế luôn có tác động lan tỏa tích cực đến phát triển con người, do GHR luôn nhận giá trị dương và điều này vẫn không ngoại lệ khi xét trong giai đoạn 2011 - 2020. Hiệu ứng tích cực đang có xu hướng giảm dần: Giai đoạn 2001 - 2005, GHR đạt 0,227, giai đoạn 2006 - 2010 còn 0,205 và đến giai đoạn 2011 - 2019 chỉ còn 0,179. Nếu so sánh theo năm thì năm 2010 (cuối giai đoạn 2001 - 2010) giá trị GHR là 0,198 thì đến năm 2015 là 0,1008 và đến năm 2019 giảm còn 0,0293, chỉ bằng 14,7% so với đầu giai đoạn. Như vậy, trong giai đoạn 2011 - 2019, mặc dù Việt Nam vẫn duy trì được sự gia tăng của HDI khi GDP/người tăng, nhưng HDI tăng chậm hơn nhiều so với sự gia tăng của GDP/người, cũng đồng nghĩa mức độ lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người đạt cấp độ 2, tức là tăng trưởng kinh tế và HDI đang có mối quan hệ đồng thuận nhưng mức độ đồng thuận có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Nước phát triển: Na Uy

Kể từ năm 2001 đến nay, Na Uy chỉ hai lần không đạt được danh hiệu này. Chỉ số HDI thuộc Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) trong đó tổng hợp tất cả các mặt giáo dục, y tế, tuổi thọ, thu nhập, bình đẳng giới ... của một quốc gia.

Dù không đứng đầu bất kỳ hạng mục nào nhưng chỉ số HDI của Na Uy vẫn cao nhất thế giới - 0,938. Ở hạng mục tuổi thọ, Na Uy thua quán quân Nhật Bản, 81 tuổi so với 83,6 tuổi; ở hạng mục thu nhập đầu người Na Uy thua Liechstenstein 58,810 USD/năm so với 81.0111 USD/năm.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk địa lí 11 sách mới, giải địa lí 11 Cánh diều, Bài 1 Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 11 Sách cánh diều Bài 1 Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải địa lí 11 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận