Danh mục bài soạn

Tải giáo án Tin học 7 CTST Bài 1: Thiết Bị Vào Và Thiết Bị Ra - Tiết 2

Giáo án Tin học 7 kết nối tri thức Bài 1: Thiết Bị Vào Và Thiết Bị Ra - Tiết 2 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tin học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

TIẾT 2:

Hoạt động 3: Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được:

- Cổng kết nối có cấu tạo, hình dạng, kích thước vừa khớp với đầu nối của thiết bị.

- Một số cổng kết nối thường gặp trên các máy tính hiện nay là USB, HDMI, VGA.

- Lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây ra lỗi, hư hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.

- Cần phải đọc kĩ và làm theo hướng dẫn sử dụng khi lắp ráp, sử dụng thiết bị

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.8-11, quan sát Hình 9, Bảng 1 – Bảng 3 - SGK tr.9,10 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các cổng kết nối và đầu nối, cách lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách và sử dụng thiết bị an toàn.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối thông dụng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 3 – SGK tr.8,9, thảo luận nhóm (3 – 4 HS) và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu các chuẩn kết nối thông dụng và các loại cổng kết nối phổ biến hiện nay.

+ Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo, hình dạng, kích thước của cổng kết nối và đầu nối tương ứng.

- GV gợi ý để HS quan sát cấu tạo chân cắm, khe cắm bên trong cổng kết nối và đầu nối tương ứng.

- GV lưu ý với HS:

+ Mỗi loại cổng kết nối và đầu nối tương ứng được thiết kế để có thể lắp ráp vừa khớp với nhau.

+ Cùng một chuẩn kết nối có thể có nhiều loại cổng kết nối, đầu nối với cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau.

+ Ngày nay, có nhiều chuẩn kết nối hiện đại tích hợp được nhiều chức năng trên một cổng như truyền tải các loại dữ liệu, sạc pin,…

+ Có nhiều thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột, tai nghe, loa, micro,… có thể kết nối với thân máy tính thông qua các kết nối không dây như bluetooth, sóng hồng ngoại, sóng vô tuyến,…

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các cổng kết nối mà em biết và theo em cổng kết nối nào là thông dụng nhất hiện nay?

- GV đưa ra kết luận để HS ghi nhớ:

+ Cổng kết nối có cấu tạo, hình dạng, kích thước vừa khớp với đầu nối của thiết bị.

+ Một số cổng kết nối thường gắp trên các máy tính hiện nay là USB, HDMI, VGA.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin SGK – tr.8, 9, quan sát Bảng 1, 2, 3 - SGK tr.9, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày: Các loại chuẩn kết nối phổ biến và cổng kết nối thông dụng hiện nay trên các thiết bị máy tính.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thông tin – SGK tr.10 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu trình tự các bước cần thực hiện để lắp ráp thiết bị vào máy tính.

+ Khi lắp ráp thiết bị máy tính, chúng ta cần lưu ý điều gì?

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc bài tập trong SGK – tr.10 và trả lời câu hỏi: Khi thực hiện lắp ráp thiết bị, nếu thực hiện một trong những thao tác không đúng dưới đây thì sẽ dẫn đến điều gì?

Thao tác

Hậu quả

A. Cắm đầu nối vào cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước không phù hợp.

B. Ấn đầu nối vào cổng kết nối khi chưa chỉnh cho vừa khớp.

C. Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối.

D. Không giữ thiết bị có cổng kết nối khi thực hiện ấn đầu nối vào cổng kết nối.

E. Không giữ đầu nối thẳng với cổng kết nối khi cắm.

G. Đầu nối không được cắm chặt vào cổng kết nối.

H. Chạm tay vào phần kim loại của máy tinh khi chưa ngắt nguồn điện.

1. Không cắm được đầu nối vào cổng kết nối.

2. Cong, gẫy, hỏng chân cắm của cổng kết nối, đầu nối.

3. Hỏng thiết bị.

4. Có thể bị điện giật.

5. Thiết bị không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định.

6. Có thể làm trượt, rơi gây đổ, vỡ thiết bị.

- GV lưu ý với HS: Mỗi thao tác không đúng có thể gây ra một số lỗi. Ngược lại, mỗi lỗi xảy ra có thể do một số thao tác không đúng khác nhau.

- GV đưa ra kết luận để HS ghi nhớ:

+ Lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây ra lỗi, hư hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.

+ Cần phải đọc kĩ và làm theo hướng dẫn sử dụng khi lắp ráp, sử dụng thiết bị.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin SGK – tr.10, quan sát Hình 9, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày:

+ Cách lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách.

+ Các lưu ý để lắp ráp máy tính đúng cách, an toàn.

+ Một số lỗi xảy ra nếu thao tác thực hiện lắp ráp máy tính không đúng cách.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách sử dụng thiết bị an toàn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thông tin – SGK tr.10, 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hiểu cách sử dụng máy tính an toàn và nêu một số ví dụ về lỗi thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, nên hay không nên làm những việc nào dưới đây?

A. Giữ tay khô, sạch khi thao tác với máy tính.

B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát.

C. Di chuyển chuột ở bề mặt gồ ghề hoặc mặt phẳng trơn bóng (ví dụ như mặt kính).

D. Đóng các chương trình ứng dụng rồi máy tính bằng chức năng Shut down.

E. Tắt máy tính bằng cách ngắt nguồn điện cấp cho máy tính hoặc nhấn giữ nút nguồn điện trên thân máy.

G. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.

- GV đưa ra kết luận để HS ghi nhớ: Cần tuân theo những quy tắc an toàn để không gây lỗi cho thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu khi sử dụng máy tính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin SGK – tr.10, 11 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày:

+ Cách sử dụng máy tính an toàn.

+ Một số ví dụ cụ thể về lỗi thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách gây ra.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang phần Luyện tập.

3. Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn

a) Lắp ráp một số thiết bị máy tính thông dụng

Chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối

Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)

- Thân máy tính có các cổng để đấu nối với các đầu nối của các thiết bị vào ra như bàn phím, chuột, màn hình,…

- USB và HDMI là hai chuẩn kết nối phổ biến trên các thiết bị máy tính hiện nay.

- USB: chuẩn kết nối thông dụng cho nhiều thiết bị hiện nay (như bàn phím, chuột, loa, màn hình, máy in,…). Chuẩn USB có 3 loại phổ biến:

Table

Description automatically generated

- HDMI: chuẩn kết nối cho phép truyền tải hình ảnh, âm thanh chất lượng cao qua dây cáp đến màn hình, loa. Chuẩn HDMI có 3 loại phổ biến:

Graphical user interface

Description automatically generated

- VGA: kết nối màn hình với thân máy tính; chuẩn kết nối (đường kính) 3,5 mm để kết nối các thiết bị âm thanh (như loa, micro) với thân máy tính.

Graphical user interface, application

Description automatically generated

→ Nhận xét: Cổng kết nối có cấu tạo, hình dạng, kích thước vừa khớp với đầu nối của thiết bị.

Hoạt động 2: Làm

- Một số chuẩn kết nối phổ biến hiện nay là USB, HDMI, VGA và 3,5 mm.

- USB-A là cổng thông dụng trên máy tính để bàn, máy tính xách tay.

- USB-C là cổng kết nối thông dụng trên các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách

* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)

- Trình tự các bước cần thực hiện để lắp ráp thiết bị vào máy tính là:

+ Chuẩn bị cáp nối, thiết bị cần được kết nối.

+ Lựa chọn cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước vừa khớp với đầu nối.

+ Đưa đầu nối sát vào cổng kết nối đồng thời chỉnh cho vừa khớp, một tay giữ thiết bị có cổng kết nối (thân máy, màn hình,…), tay còn lại nhẹ nhàng ấn thẳng để cắm đầu nối khớp chặt vào cổng kết nối (Hình 9).

A picture containing graphical user interface

Description automatically generated

- Để lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách, an toàn, chúng ta cần lưu ý:

+ Thân máy tính, màn hình (của máy tính để bàn) luôn có cổng nguồn điện. Cấp nguồn điện có hai đầu nối, một đầu cắm vào cổng nguồn điện trên thân máy tính, màn hình, đầu còn lại cắm vào ổ điện. Nên kết nối nguồn điện khi đã thực hiện đầu nối xong các thiết bị.

+ Cáp nối dữ liệu của màn hình có hai đầu nối, một đầu cắm vào cổng kết nối trên thân máy, một đầu cắm vào cổng kết nối ở phía sau màn hình.

+ Cần làm theo hướng dẫn sử dụng khi thực hiện lắp ráp hoặc tháo rời thiết bị.

* Hoạt động 2: Làm

- Những điều có thể xảy ra với thao tác không đúng tương ứng: A – 1; B – 1, 2; C – 2, 3; D – 6; E – 1,2; G – 5; H – 4.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Sử dụng thiết bị an toàn

* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)

- Khi sử dụng cần tuân theo những quy tắc an toàn để không gây lỗi cho thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu.

- Một số ví dụ về lỗi thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách:

+ Rút thiết bị nhớ khỏi máy tính khi một ứng dụng đang ghi dữ liệu vào thiết bị nhớ có thể dẫn đến bị mất, hỏng dữ liệu.

+ Khi thực hiện soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu nhưng chưa lưu vào tệp, nếu tắt máy bằng cách nhấn nút nguồn hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính thì sẽ làm mất dữ liệu và có thể sẽ gây lỗi cho hệ thống máy tính.

+ Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn sẽ gây lỗi, hư hỏng thiết bị.

+ Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nứt vỡ màn hình.

+ Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.

* Hoạt động 2: Làm

- Những việc nên làm là: A, B, D, H

- Những việc không nên làm là: C, E, G

* Hoạt động 3: Ghi nhớ: SGK – t

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án tin học 7 chân trời, soạn mới giáo án tin học 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án tin học 7 chân trời Bài 1: Thiết Bị Vào Và Thiết Bị Ra - Tiết 2
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tin học 7 CTST Bài 1: Thiết Bị Vào Và Thiết Bị Ra - Tiết 2 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án tin học 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận