Danh mục bài soạn

Tải giáo án Tin học 7 CTST Bài 1: Thiết Bị Vào Và Thiết Bị Ra - Tiết 1

Giáo án Tin học 7 kết nối tri thức Bài 1: Thiết Bị Vào Và Thiết Bị Ra - Tiết 1 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tin học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Bài 1: Thiết Bị Vào Và Thiết Bị Ra

(3 tiết)

 TIẾT 1:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS biết được các thiết bị của máy tính và chức năng của từng loại để hỗ trợ hoạt động thông tin của con người.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, phát biểu, thảo luận để nêu chức năng của từng thiết bị ở Hình 1 trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chức năng của những thiết bị trong Hình 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại kiến thức bài cũ: Ở lớp 6, HS đã được biết mô hình hoạt động xử lí thông tin của con người gồm 3 bước cơ bản: tiếp nhận thông tin vào; xử lí, lưu trữ; đưa thông tin ra. HS cũng đã biết máy tính được chế tạo để hỗ trợ xử lí thông tin của con người với các thành phần cơ bản gồm: thiết bị vào; thiết bị xử lí, lưu trữ; thiết bị ra.

- GV gợi ý, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.

Graphical user interface, website

Description automatically generated

- GV giới thiệu sơ lược về bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), được xem như bộ não của máy tính, là bộ phận thực hiện xử lí thông tin trong máy tính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Chức năng của các thiết bị ở Hình 1 trong SGK là:

Ÿ Chuột, bàn phím: tiếp nhận thông tin vào;

Ÿ Màn hình, loa: đưa thông tin ra;

Ÿ CPU, ổ đĩa cứng: xử lí, lưu trữ thông tin.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu kĩ hơn các thiết bị trong Hình 1 đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị ra, hay đâu là thiết bị vừa có chức năng vào – ra, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.

- HS biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.5, 6, quan sát Hình 2, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu các loại thiết bị vào – ra, hình dạng và chức năng của từng loại.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK – tr.5, quan sát Hình 2 và trả lời câu hỏi:

+ Các thiết bị của máy tính được phân loại thành những khối chức năng nào?

+ Thiết bị vào, thiết bị ra được sử dụng để làm gì?

Diagram

Description automatically generated

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc câu 1, 2 – SGK tr.6, 7, thảo luận cặp đôi và ghép tên các thiết bị với chức năng của chúng:

Câu 1: Ghép thiết bị vào ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.

A picture containing diagram

Description automatically generated

Câu 2: Ghép thiết bị ra ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.

Graphical user interface, application

Description automatically generated

- Sau khi HS ghép xong, GV đưa ra câu hỏi:

+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị vào khác nhau? Bàn phím (hay chuột, micro, máy quét,…) tiếp nhận thông tin dạng nào?

+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị ra khác nhau? Màn hình (hay loa, máy in,…) đưa thông tin ra ở dạng nào?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.7 và trả lời câu hỏi:

+ Thiết bị nào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dãy bit? Thiết bị nào thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp?

+ Tại sao ổ đĩa cứng không được coi là thiết bị vào – ra?

- GV lưu ý với HS: Một số thiết bị vào – ra như máy in, máy quét có thể thực hiện chức năng xử lí, trao đổi thông tin với máy tính.

 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin tại mục Ghi nhớ và trả lời câu hỏi:

+ Chức năng của thiết bị vào là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị vào và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể tiếp nhận.

+ Chức năng của thiết bị ra là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị ra và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể đưa ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin SGK tr.5-7, quan sát Hình 2, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về:

+ Dạng thông tin của các thiết bị vào – ra.

+ Các loại thiết bị vào – ra và chức năng của từng loại

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận

GV chuyển sang nội dung mới.

1. Thiết bị vào và thiết bị ra

* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)

- Các thiết bị của máy tính được phân loại thành 4 khối chức năng chính: thiết bị vào, bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), bộ nhớ, thiết bị ra.

- Thiết bị vào được dùng để tiếp nhận thông tin vào như bàn phím, chuột, micro, máy quét,…

- Thiết bị ra được sử dụng để đưa thông tin ra như màn hình, máy in, loa, máy chiếu,…

* Hoạt động 2: Làm

Câu 1: 1 – e, 2 – c, 3 – a, 4 – b, 5 – d.

Câu 2: 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 – b.

- Cần có nhiều loại thiết bị vào – ra để tiếp nận thông tin ở những dạng khác nhau vào máy tính và đưa thông tin từ máy tính ra ở những dạng khác nhau.

+ Thiết bị vào:

Ÿ Bàn phím tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản).

Ÿ Chuột tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản, con số).

Ÿ Micro tiếp nhận thông tin ở dạng âm thanh.

Ÿ Máy quét tiếp nhận thông tin ở dạng hình ảnh.

+ Thiết bị ra:

Ÿ Màn hình đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ (văn bản, con số).

Ÿ  Loa: đưa thông tin ra ở dạng âm thanh.

Ÿ  Máy in: đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ.

Ÿ  Máy chiếu: đưa thông tin ra ở dạng chữ, hình ảnh.

 

* Hoạt động 3: Đọc (và quan sát)

- Thiết bị vào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dữ liệu số (dãy các bit) và đưa vào trong máy tính.

- Thiết bị ra thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp.

- Ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, đĩa DVD,… không được voi là thiết bị vào – ra là vì chúng không thực hiện chức năng chuyển đổi dạng thông tin.

* Hoạt động 4: Ghi nhớ

- Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét,… tiếp nhận thông tin vào ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc, chuyển động.

- Có nhiều loại thiết bị như màn hình, loa, máy in, máy chiếu,… để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án tin học 7 chân trời, soạn mới giáo án tin học 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án tin học 7 chân trời Bài 1: Thiết Bị Vào Và Thiết Bị Ra - Tiết 1
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tin học 7 CTST Bài 1: Thiết Bị Vào Và Thiết Bị Ra - Tiết 1 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án tin học 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận