Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT tiết: Văn bản 3- Chùm ca dao trào phúng

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức tiết: Văn bản 3- Chùm ca dao trào phúng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  :  VĂN BẢN 3: CHÙM CA DAO TRÀO PHÚNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được sự việc diễn ra ở mỗi câu chuyện và hiểu được hàm ý sâu xa mà tác giả dân gian muốn gửi gắm trong đó

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chùm ca dao trào phúng

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chùm ca dao trào phúng

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chùm ca dao trào phúng
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận 2 câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 108)
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về những bài ca dao mà em biết
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ trước lớp những bài ca dao mà em biết

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trình bày:

* Gợi ý trả lời

HS có thể liệt kê các bài ca dao như:

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

- Thân em như tấm lụa đào 

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá về bài trình bày của HS

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Chùm ca dao trào phúng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chùm ca dao trào phúng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chùm ca dao trào phúng
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

         

          DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

- Hãy trình bày hiểu biết của em về ca dao (khái niệm, đặc điểm, vai trò, …)?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung

I. Tìm hiểu chung

1. Ca dao

- Ca dao là một thể thơ dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng lời thoại không theo một nhịp điệu cụ thể nào, thường được viết theo thể thơ lục bát để dễ nhớ. Ca dao bộc lộ tâm tình, tình cảm của người nói, người viết về đủ mọi đề tài trong cuộc sống.

- Từ xa xưa, ca dao đã có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt sản xuất, nó được ví von như "món ăn tinh thần" giúp người dân giải tỏa căng thẳng và những mệt mỏi sau phút giây làm việc vất vả.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Chùm ca dao trào phúng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chùm ca dao trào phúng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chùm ca dao trào phúng
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích văn bản Chùm ca dao trào phúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Chùm ca dao trào phúng

Câu 1:

- Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

- Bài ca dao số 1 phê phán đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó lại bị phê phán?

Câu 2:

- Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố nào?

- Bài ca dao này đã thể hiện tính cách gì của mèo và quan hệ như thế nào giữa mèo với chuột?

Câu 3:

- Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới?

- Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể có những điều này trong thực tế không?

- Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

Câu 1:

- Bài ca dao số 1 nói về hoạt động của những người thầy bói dởm, hành nghề mê tín. Mở đầu câu ca dao, tác giả đã nói lên những chi tiết mê tín và “hư ảo” qua những từ láy của tiếng trống, tiếng chiêng “chập chập” , “cheng cheng”.

- Bài ca dao trên là những lời mỉa mai, châm biếm với những người bói toán dởm. Đó là những lời dụ dỗ, mê tín mang tính chất lừa người và chuộc lợi về bản thân của tên thầy bói. Không chỉ thế, đó còn là lời cảnh báo và khuyên nhủ những người tin vào những thứ mê tín như trong bài ca dao.

Câu 2:

– Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên hai nhân vật: mèo - chuột.

- Bài ca dao phản ánh sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột. Ý hàm ngôn là trong xã hội còn kẻ mạnh ức hiếp người yếu và kẻ mạnh thường ngụy trang tinh vi bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa.

Câu 3.

- Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán bể, bán sông để có tiền dẫn cưới.

- Những đồ dẫn cưới: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi.

=> Những điều đó là phi thực tế, đó là cách anh học trò nghèo chế giễu hủ tục thách cưới.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT tiết: Văn bản 3- Chùm ca dao trào phúng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận