Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 3 văn bản 3: Nam quốc sơn hà

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 3 văn bản 3: Nam quốc sơn hà được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  :  VĂN BẢN 3: NAM QUỐC SƠN HÀ

  1. MỤC TIÊU
    1. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • Hình thành năng lực nghị luận cho HS.
  • Nâng cao tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng.
    1. Năng lực
      1. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nam quốc sơn hà

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Củng cố tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
    1. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
    1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nam quốc sơn hà
  2. Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video clip giới thiệu về tác giả Lý Thường Kiệt và tác phẩm Nam quốc sơn hà và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu tác gia Lý Thường Kiệt cũng như cuộc kháng chiến chống quân Tống
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Qua sách sử cũng như internet em hãy trình bày một số hiểu biết ngắn gọn của em về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ thần Nam quốc sơn hà.
  • GV cho HS xem một video ngắn về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam quốc sơn hà.

https://www.youtube.com/watch?v=he2kv5vDXpc ( từ giây đầu tiên đến 1’16s)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem video và suy nghĩ câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: Lý Thường Kiệt là vị tướng tài ba của dân tộc. Tên tuổi của ông gắn liền với chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt. Bài thơ thần Nam quốc sơn hà đến nay vẫn được xem như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
  • GV dẫn dắt vào bài: Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 tại quảng trường Ba Đình do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn được xem là một trong những bản tuyên ngôn độc lập mở ra một thời kì mới của dân tộc. Song ngược dòng lịch sử về trước, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam phải kể đến bài thơ thần Nam quốc Sơn hà do Thái úy Lý Thường Kiệt chắp bút. Đây được xem là một tuyên ngôn hùng hồn về độc lập chủ quyền của dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu về bài thơ Nam quốc sơn hà sau đây.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt và đọc văn bản Nam quốc sơn hà
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt và bài Nam quốc sơn hà.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV mời đại diện nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về thơ Đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

+ Trình bày bằng sơ đồ về cách gieo vần của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt?

-   Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-        GV đặt câu hỏi yêu cầu HS chia nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lý Thường kiệt?

+ Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Nam quốc sơn hà?

+ Nhóm 3: Xác định bố cục bài thơ?

+ Nhóm 4: Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

+ GV bổ sung:

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ "NAM QUỐC SƠN HÀ"

Cuối năm 1076, nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động chuẩn bị đối phó từ trước nhưng vẫn chống cự một cách rất khó khăn. Giặc tràn xuống bờ bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được phòng tuyến Như Nguyệt. Phòng tuyến vỡ, tình thế hết sức cấp bách. Quân giặc sĩ khí dâng cao còn tinh thần của quân sĩ ta bị tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, phải tìm cách lấy lại và kích động mạnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc to bài thơ không đề sau đây:

Nam quốc sơn hà nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa:

Sông núi nước nam, vua Nam ở,

Rành rành ghi rõ ở sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Binh sĩ nghe bài thơ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, ai ai cũng cố sức đánh giặc. Đội quân tiên phong của quân Tống bị đập tan, phòng tuyến sông Cầu cũng nhanh chóng được hàn lại. Giặc từ đó bị giam chân ở bờ bắc sông Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Đến đầu năm 1077, Lý Thường Kiệt mở trận quyết chiến lược ở Như Nguyệt, đánh cho quân giặc tan tành.

Ấy là bài thơ không đề, nhưng vì câu mở đầu là phiên âm Hán - Việt là Nam quốc sơn hà nam đế cư nên người đời thường gọi đó là bài Nam quốc sơn hà. Hậu thế coi bài thơ này của Lý Thường Kiệt có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà. Khẳng định hùng hồn về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam chúng ta.

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà đến nay vẫn chưa thể khẳng định được tác giả của nó là ai, mặc dù vẫn có một số nguồn cho rằng Lý Thường Kiệt là người viết ra.

I.    Tìm hiểu chung

1.   Thơ đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

a.      Khái niệm

-         Thơ đường luật

Thơ đường luật hay còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật. Là một loại thơ làm theo luật thơ được đặt ra từ thời nhà Đường bao gồm có 3 loại: thơ bát cú (mỗi bài 8 câu), thơ tứ tuyệt ( mỗi bài 4 câu), thơ bài luật ( dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó điển hình nhất là thơ thất ngôn bát cú.

+ Ngôn ngữ thơ đường luật rất cô đọng, hàm súc. Bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình. Ý thơ gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn….

-         Thơ thất ngôn tứ tuyệt

Là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu gồm có 7 chữ. Trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ có câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

+ Bố cục: 4 phần

·      Câu 1: hay còn gọi là câu khai mở ý bài thơ

·      Câu 2: Câu thừa thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần khai

·      Câu 3: Chuyển

·      Câu 4: kết ý

+ Về luật: Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ. Luật bằng trắc thường được tóm tắt bằng câu: “nhất –tam- ngũ bất luận, nhị- tứ- lục phân minh” nghĩa là tiếng thứ nhất thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc, còn tiếng thứ hai thứ tư và thứ sáu trong câu càn thể hiện luật bằng trắc rõ ràng.

+ Về niêm: Thất ngôn tứ tuyệt quy định câu 1 niêm với câu 4 và câu 2 niêm với câu 3.

+ về vần: Cách gieo vần của thơ đường luật là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần. Vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn, vần được sử dụng thường là vần bằng.

+ Nhịp: Cách ngắt nhịp của các câu thơ thường là 2/2/3 hoặc 4/3 đối với thất ngôn.

+ Về đối: Cách đặt câu sóng đôi sao cho. ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ tứ tuyệt không có quy định khắt khen và cụ thể như thơ thất ngôn bát cú.

2.                Sơ đồ cách gieo vần, niêm luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

1

2

3

4

5

6

7

 

T

 

B

 

T

Vần

 

B

 

T

 

B

Vần

 

B

 

T

 

B

 

 

T

 

B

 

T

Vần

 

3.   Đọc văn bản

a.     Tác giả

-       Tên: Lý Thường Kiệt

-       Năm sinh – năm mất: 1019 – 1105

-       Quê quán: Người làng An Xá  huyện Quảng Đức Phủ Thái Hòa nay là Hà Nội.

-       Năm 23 tuổi ông được bổ nhiệm làm Hoàng Môn Chi Hầu rồi thăng dần lên Thái Úy.

-       Làm quan qua 3 triều Vua: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông.

-       Có công lớn trong cuộc phá Tống bình Chiêm bảo vệ vững chắc độc lập nước nhà.

-       Năm 1077 ông đánh đuổi 25 vạn quân Tống trên sông Như Nguyệt.

b.     Tác phẩm

-         Hoàn cảnh sáng tác:

+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ được cho là: Vào năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

+ Đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc.

c.      Bố cục bài thơ:

-                     Bài thơ được chia làm 2 phần chính:

+ Phần 1: 2 câu đầu giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.

+ Phần 2: 2 câu cuối: Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.

d.     Cảm hứng chủ đạo và chủ đề tác phẩm

-        Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: là tình cảm yêu nước mãnh liệt lòng tự tôn dân tộc sâu sắc và ý thức chủ quyền của dân tộc.

-        Chủ đề tác phẩm: thể hiện chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ xâm lược.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nam quốc sơn hà.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Qua hai câu thơ đầu tác giả muốn khẳng định điều gì?

+ Cho biết tác dụng của việc dùng từ cách ngắt nhịp trong câu đầu tiên?

+ Việc nói đến “thiên thư” trong câu thơ thứ hai có tác dụng gì?

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-   GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

II.              Tìm hiểu chi tiết

1.   Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước

 “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

-        Câu thơ đầu giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.

-           Trong câu thơ đầu tác giả dùng từ “Nam quốc” và “Nam đế”. Để khẳng định sự chính danh của quốc gia của các bậc đế vương có chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Tác giả dùng “Nam đế” như một cách khẳng định vị thế của nước Nam ngang hàng với phương Bắc. Bởi lẽ theo quan niệm của Trung Hoa chỉ duy nhất vua của Trung Hoa mới được phép xưng hoàng đế, thiên tử còn các nước khác chỉ xứng đáng làm vương, chư hầu mà thôi. Sự khẳng định chắc nịch “Nam quốc”, “Nam đế” cho thấy chủ quyền độc lập của nước Nam là bình đẳng với Trung Hoa.

-       Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tách hai vế “sông núi nước Nam” và “Vua Nam ở” có sự quan hệ mật thiết với nhau. Cho thấy ý thức về không gian lãnh thổ đất nước quan trọng nhưng việc xác định quyền làm chủ đối với lãnh thổ ấy còn quan trọng hơn.

-       Cơ sở xác định chủ quyền dân tộc được thể hiện vô cùng rõ qua câu thơ thứ hai:

“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 3 văn bản 3: Nam quốc sơn hà . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận