Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 3 viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 3 viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT  : VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG ĐẤT NƯỚC)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS  chọn được vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với cộng đồng, đất nước để bàn luận, trình bày rõ các khía cạnh của vấn đề và ý kiến cá nhân, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng đất nước.

- HS viết được bài văn nghị luận có luận đề, từ luận đề triển khai thành các luận điểm, mỗi luận điểm thể hiện trong ít nhất một đọan văn có lí lẽ và bằng chứng.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)

- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)

  1. Phẩm chất:

- Nghiêm túc trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
  4. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề đang xảy ra xung quanh em là chủ đề đáng để bàn luận. Em hãy nêu một vài ví dụ về các vấn đề mà theo em là đáng quan tâm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gợi ý: Vấn đề ô nhiễm môi trường với đời sống, vấn đề hàng giả hàng lậu tràn lan trên thị trường….

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi cá nhân bao giờ cũng có mối quan hệ với cộng đồng, đất nước. Qua những vấn đề cụ thể của đời sống xã hội mối quan hệ ngày càng được thể hiện rõ ràng. Thế nhưng, trước một vấn đề, nhận thức của mọi người cũng có những điểm khác nhau. Vì thế, bàn luận một cách thấu đáo về một vấn đề nào đó giúp người đọc thấy được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, đất nước là điều vô cùng cần thiết. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống ( con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước).

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)

  1. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)
  4. Tổ chức thực hiện:

             HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

             DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

-        GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi: Theo em, một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước cần đảm bảo các yêu cầu gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

1. Yêu cầu đối với viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)

- Giới thiệu khái quát về vấn đề mà em quan tâm.

- Đưa ra những luận điểm xác dáng để phân tích thuyết phục người nghe.

+ Vì sao em lại có ý kiến như vậy?

+ Ý kiến đó đúng đắn như thế nào?

+ Liên hệ mở rộng vấn đề

- KHẳng định lại vấn đề một lần nữa

 

 

Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

  1. Mục tiêu: HS phân tích được bài viết và nắm được những điều cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS phân tích bài viết tham khảo.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

            DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Hiểu biết về lịch sử

- GV yêu cầu HS vừa đọc văn bản, vừa đối chiếu với nội dung trong các thẻ chỉ dẫn, ghi chép vắn tắt những thông tin cần thiết.

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời:

+ Phần Mở bài đã nêu vấn đề gì?

+ Phần thân bài triển khai những luận điểm nào?

+ Phần kết khẳng định điều gì?

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, trao đổi theo những câu hỏi GV gợi ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung, đi đến thống nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è ghi lên bảng.

1. Phân tích văn bản tham khảo

- Phần mở bài: nêu được sự cần thiết của hiểu biết về lịch sử

- Phần thân bài: Các luận điểm đã triển khai bao gồm:

+ Kiến thức lịch sử cho ta biết được truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vẻ vang của tổ tiên

+ Hiểu biết về lịch sử đem lại cho ta bài học về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời giúp ta rút ra từ quá khứ những kinh nghiệm quý báu để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại.

+ Hiện nay có một bộ phận HS không thích học môn lịch sử và thiếu hiểu biết về truyền thống của dân tộc, điều này dẫn đến hệ quả tiêu cực.

-        Phần kết bài: Nhắc lại sự cần thiết của việc hiểu biết về lịch sử đất nước, khơi gợi thái độ cân có ở mỗi người và nêu cách thức hành động.

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tự nghiên cứu phần Thực hành viết trang 73

- GV hướng dẫn HS:

1.  Chuẩn bị viết

Ghi nhanh ra giấy những ý nghĩ bất chợt nảy sinh trong quá trình tìm hiểu các khía cạnh của đề tài, kết hợp với việc tự trả lời các câu hỏi xoay quanh đề tài.

2.Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý:

 

Đề bài tham khảo: HS có thể lựa chọn các đề tài sau:

+ HS với vấn đề xây dựng trường học thân thiện.

+ HS với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

+ Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em

+ Trách nhiệm của con người đối với nơi mình sinh sống

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 3 viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận