Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 1 thực hành tiếng Việt: Từ ngữ địa phương

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 1 thực hành tiếng Việt: Từ ngữ địa phương được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …./…./…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT   :  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • HS nắm được khái niệm từ ngữ địa phương có khả năng nhận biết Từ ngữ địa phương
  • HS vận dụng được kiến thức về từ ngữ địa phương để đọc hiểu VB và sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp trong những tình huống giao tiếp cần thiết.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập từ ngữ địa phương

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học từ ngữ địa phương.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Tìm một câu văn sử dụng từ ngữ địa phương
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV yêu cầu HS: Em hãy tìm một câu văn hoặc câu thơ có sử dụng từ ngữ địa phương?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/ Mênh mông bát ngát

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong chương trình lớp 7 chúng ta đã học về khái niệm từ ngữ địa phương. Từ ngữ địa phương được sử dụng trong một phạm vi giới hạn không phải là ngôn ngữ phổ thông. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập và từ ngữ địa phương cũng như tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong cuộc sống.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về từ ngữ địa phương
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về từ ngữ địa phương
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trả lời:

+Thế nào là từ ngữ địa phương?

+ Lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

- GV bổ sung:

I. Khái niệm và lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương

- Khái niệm

-       Từ ngữ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ: thầy, u, tía, má, thơm, heo, tru, bông,…

-        Lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương

+ Từ ngữ địa phương thường sẽ có được sử dụng trong một khu vực nhất định. Nếu bạn chưa am hiểu nhiều thì cần tìm hiểu để giao tiếp đúng hoàn cảnh, đúng người, đúng việc tránh bị hiểu lầm.

+ Không lạm dụng từ ngữ địa phương gây khó hiểu, khó chịu cho đối phương, đặc biệt trong công việc

+ Khi viết thì bạn nên cần nhắc sử dụng từ ngữ phổ thông vẫn hơn vì có những công việc cần thiết phải vậy thì đa số mọi người mới dễ hiểu.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt
  3. Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1:  Bài tập 1 SGK trang 24

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:

  1. Ai đi vô nơi đây

Xin dừng chân xứ Nghệ

( Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)

  1. Đến bờ ni anh bảo

“Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều

Nhớ lấy để mùa sau

Nhà cố làm cho tốt”

( Trần Hữu Thung, Thăm lúa)

  1. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy

Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi

( Tố Hữu, Huế tháng Tám)

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 1 thực hành tiếng Việt: Từ ngữ địa phương . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận