Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 7 KNTT Bài 5 Văn bản 1. Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5 Văn bản 1. Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Môn: Ngữ văn 7 - Lớp: ……..

Số tiết: 12 tiết

 ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

VĂN BẢN 1. THÁNG GIÊNG, MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT

(Vũ Bằng)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình. Bài tùy bút thể hiện dòng cảm xúc của một người con xa quê hồi nhớ về mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cái tôi tác giả được thế hiện thông qua các yếu tố như hoàn cảnh sáng tác, những rung động tâm hồn, cách cảm, cách nhìn về khung cảnh mùa xuân. Lời văn của bài tuỳ bút giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ biểu cảm.

- HS nhận biết được chủ đề, thông điệp của VB: Bài tuỳ bút biểu lộ tình yêu, sự gắn bó tha thiết với quê hương, gia đình của tác giả. Qua những rung động tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, sức sống con người và hương sắc đất trời Hà Nội – miền Bắc vào tháng Giêng hiện lên như một sự khởi đầu cho dòng hồi tưởng (với mỗi tháng là một khung cảnh, một câu chuyện), “sống lại” với quá khứ đầy thương nhớ.

 

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về tác giả Vũ Bằng.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ:

1. Hãy hát một bài hát hoặc đọc thuộc một bài thơ về chủ đề mùa xuân.

2. Em thích nhất điều gì ở mùa xuân quê em?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập                        

- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

Mỗi vùng miền có thể được ví như một mảnh ghép làm nên bức tranh thế giới muôn màu. Mỗi mảnh ghép ấy có những vẻ đẹp riêng. Cho dù đó là nơi gần gũi hay xa lạ, hãy đón nhận nó bằng trái tim ấm áp và nụ cười thân thiện, bởi đó là cuộc sống đa dạng, phong phú mà con người tạo ra trên ngôi nhà chung - Trái Đất. Trong bài học này. những trang tuỳ bút, tản văn (kết hợp với một văn bản thông tin) sẽ mang đến cho em những cảm nhận thú vị về sắc màu cuộc sống trên quê hương xứ sở và trên thế giới rộng lớn, bao la.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Màu sắc trăm miền và thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các đặc điểm về người kể chuyện.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài tri thức ngữ văn bài 5.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài 5.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Giới thiệu bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Màu sắc trăm miền.

+ GV đặt thêm câu hỏi: Nếu nghe cách nói của người địa phương khác không giống cách nói của mình, em có chê cười không? Khi đến một vùng miền khác, em có hứng thú với những điều mới lạ không?

+ Giới thiệu về thể loại văn học được giới thiệu trong bài.

- GV nhắc lại một số văn bản đã học ở Ngữ văn 6 như Cây tre Việt Nam, Cô Tô, Hang É, Nghìn năm tháp Khương Mỹ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm hiểu nội dung bài 5.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc trước ở nhà phần Tri thức ngữ văn và trả lời câu hỏi:

+ Tùy bút là gì? Tản văn là gì?

+ Em đã bao giờ viết một văn bản tường trình chưa? Theo em, loại tình huống nào trong đời sống đòi hỏi người ta phải viết VB tường trình? Theo em, loại tình huống nào trong đời sống đòi hỏi người ta phải viết VB tường trình?

- GV gợi ý: Khi nhận xét nét độc đáo của bài thơ, cần chú ý đến từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ và nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua cấu trúc hình tượng và ngôn từ của VB.

- GV đặt tiếp câu hỏi:

+ Dựa vào SHS, hãy trình bày định nghĩa về các yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ, hình ảnh trong thơ, nhịp thơ, ngữ cảnh…

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm hiểu nội dung bài 5.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

I. Tri thức ngữ văn

1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề bài 5: Những vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau, đặc biệt là màu sắc văn hóa.

 

- Thể loại: tùy bút, tản văn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tri thức ngữ văn

- Tuỳ bút:

+ Là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình.

+ Tuỳ bút thiên về tính trữ tình; có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận.

+ Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định.

+ Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh.

+ Ngôn từ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

- Tản văn:

+  là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá vé đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình.

+ Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự. trữ tình, nghị luận, miêu tả. khảo cứu"’...

+ Ngôn từ của tản vân gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.

- Văn bàn tưởng trình: Là một loại văn bản thông tin được tổ chức theo thể thức riêng, có nội dung trình bày về một vụ việc đang cần được xem xét. làm rõ và giải quyết.

- Người viết tường trình là người có liên quan đến vụ việc, có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực theo phạm vi quan sát, nhận thức của mình cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 7 kết nối, soạn mới giáo án ngữ văn 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối Bài 5 Văn bản 1. Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 7 KNTT Bài 5 Văn bản 1. Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận