Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 7 KNTT Bài 3 Đọc mở rộng

Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 3 Đọc mở rộng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

ĐỌC MỞ RỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

-  Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng được học trong bài 1. Bầu trời tuổi thơ, bài 2. Khúc nhạc tâm hồn, bài 3. Cội nguồn yêu thương để tự đọc những VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với những VB chính đã học trong những bài này; trình bày, trao đổi kết quả đọc mở rộng tại lớp.

- HS nêu được nội dung chính và chủ đề của mỗi VB vừa đọc; trình bày được đặc điềm tính cách nổi bật của nhân vật trong một truyện kề, những thay đồi đối với truyện kể khi ngôi kể thay đổi; nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ hoặc bài thơ năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

 

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài tập.

- Năng lực tiếp thu tri thức, tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để xử lí

3. Phẩm chất:

-   HS có thái độ học tập nghiêm túc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, SBT Ngữ văn 7

- Tìm và đọc các văn cùng các chủ đề đã học; cùng thể loại về truyện, thơ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đọc mở rộng

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ

c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Trong thời gian 2 phút, các nhóm hãy kể tên các văn bản em đã được học trong ba bài bài 1. Bầu trời tuổi thơ, bài 2. Khúc nhạc tâm hồn, bài 3. Cội nguồn yêu thương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập thân để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay sẽ cùng các em ôn lại các chủ đề và thể loại văn học đã được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn 7 kì 1.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị nội dung trình bày

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung các văn bản đã học, vận dụng phân tích các văn bản khác có cùng chủ đề và thể loại đã học

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bài tập.

      c. Sản phẩm học tập: Bài tập của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phân công HS chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận về nội dung và nghệ thuật của các văn bản truyện, thơ mình đã học.

+ Đặc điểm tính cách nổi bật của nhân vật trong một truyện kể thể hiện qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ; qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện; qua lời người kể chuyện (Truyện có những nhân vật nào? Những nhân vật đó có gì đáng chú ỷ về cử chỉ, hành động, ngôn ngữ? Các nhân vật trong truyện nghĩ gì về nhau? Qua lời người kể chuyện, ta có thể hình dung như thế nào về các nhân vật?).

- Ngôi kể trong truyện (Người kể chuyện trong truyện là ai? Ngôi thứ mấy? Có sự thay đổi ngôi kể trong truyện không? Hãy thử thay đổi ngôi kể để kể lại câu chuyện và cho biết tác dụng của việc thay đổi ngôi kể đối với câu chuyện).

-  Từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (Bài thơ thuộc thể thơ gì? Có những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ khiến người đọc chú ý? Cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ có giống với các bài thơ đã học trong bài 2 không? Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Tác dụng biểu đạt của nó như thế nào?).

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, các nhóm chuẩn bị nội dung.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

1. Chu

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 7 kết nối, soạn mới giáo án ngữ văn 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối Bài 3 Đọc mở rộng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 7 KNTT Bài 3 Đọc mở rộng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận