Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 7 KNTT Bài 4 Nghĩa của từ ngữ, dấu câu, biện pháp tu từ

Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 4 Nghĩa của từ ngữ, dấu câu, biện pháp tu từ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ, DẤU CÂU, BIỆN PHÁP TU TỪ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

   - HS củng cố kiến thức về nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh, dấu câu, biện pháp tu từ đã học và vận dụng được trong giao tiếp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định nghĩa của từ ngữ, dấu câu, biện pháp tu từ.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhớ lại kiến thức đã học.

c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gọi HS kiểm tra bài cũ: Ngữ cảnh là gì? Nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập thân để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời.

Dự kiến sản phẩm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.

+ Bối cảnh trong văn bản. gồm những đơn vị ngôn ngữ (tử, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh).

+ Bối cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,... mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức nghĩa của từ ngữ, công dụng các loại dấu câu,

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

      c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về phó từ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thực hiện các nội dung sau trong thời gian 5 phút:

Nhóm 1,3: Nhắc lại nghĩa của một số từ trong bài thơ Mùa xuân nho nhò (lộc, giọt,... ), cho HS so sánh nghĩa của những từ đó trong từ điển và trong bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2,5: Hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép. Mỗi loại dấu câu cho một ví dụ

Nhóm 4,6: Nhắc lại dấu hiệu nhận biết và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm treo bảng phụ, trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

I. Lí thuyết

1. Nghĩa của từ ngữ

a. Từ “lộc”

+ Trong từ điển, từ lộc có nghĩa là chồi lá non.

+ Từ lộc trong Lộc giắt đầy quanh lưng và Lộc trải dài nương mạ vừa có nghĩa thực là chồi non, lá non vừa có nghĩa ẩn dụ là may mắn, hạnh phúc. Như vậy, với cách sử dụng từ lộc, nhà thơ Thanh Hải đã diễn tả được: Người cầm súng như mang theo sức xuân trên đường hành quân, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Chính người cầm súng và người ra đồng đã làm nên mùa xuân hạnh phúc cho đất nước.

b. Từ “giọt”

- Theo định nghĩa trong từ điển, nghĩa của từ giọt trong giọt mưa, giọt nước, giọt sương là chỉ lượng rất nhỏ chất lỏng, có dạng hạt.

- Trong trường hợp này, dựa trên ngữ cảnh (giọt long lanh) có thể hiểu là giọt âm thanh - tiếng chim hót. Nhưng vì chỉ có từ long lanh - chỉ tính chất sáng, đẹp của giọt mà không có từ chỉ sự vật cụ thể như mưa, sương, nước hay tiếng chim nên có thể gợi liên tưởng đến giọt mùa xuân - sức sống của mùa xuân đang dâng tràn, dào dạt.

 

2. Dấu câu

- Dấu ngoặc đơn: có công dụng dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung)

- Dấu ngoặc kép:

●       Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

●       Dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

●       Dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

 

3. Biện pháp tu từ

(Bảng th

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 7 kết nối, soạn mới giáo án ngữ văn 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối Bài 4 Nghĩa của từ ngữ, dấu câu, biện pháp tu từ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 7 KNTT Bài 4 Nghĩa của từ ngữ, dấu câu, biện pháp tu từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận