Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 7 KNTT Bài 2 Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)

Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 2 Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (ĐƯỢC GỢI RA TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐÃ HỌC)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

-  Với tư cách là người nói, HS biết cách trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ những tác phẩm văn học đã đọc trong bài 2 (Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp) như hình ảnh người lính, tình yêu đất nước, sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương,... sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết tiếp thu các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe với tinh thần cầu thị.

-  Với tư cách là người nghe, HS biết chú ý lắng nghe, ghi chép để nắm đẩy đủ, chính xác các nội dung của bài nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề bạn trình bày.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập trao đổi về một vấn đề đời sống gợi ra từ tác phẩm văn học đã học.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

3. Phẩm chất:

-   HS tham gia tích cực vào nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ

c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dành khoảng 5 phút để tự soát lại nội dung bài nói, những chuẩn bị (tranh ảnh, đoạn phim) đã chuẩn bị ở nhà .

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập thân để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống. Những tác phẩm văn học không chỉ sản phẩm nghệ thuật, là cảm xúc của các tác giả gửi gắm mà qua văn bản của mình họ còn đặt ra những vấn đề, những câu hỏi lớn từ thực tế cuộc sống. Bài học hôm nay các em cùng rèn luyện kĩ năng trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói.

      c. Sản phẩm học tập: Bài nói đã được chuẩn bị trước ở nhà.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem lại yêu cầu của đề đã nêu trong tiết học trước: Hai bài thơ Đồng dao mùa xuân và Gặp lá cơm nếp đã gợi ra những suy nghĩ về người lính, về tình yêu đất nước, sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương. Em hãy chia sẻ suy nghĩ về một trong những vấn đề nêu trên.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục đích nói và người nghe:

●       Lựa chọn nội dung phù hợp: chủ đề người lính, tình yêu đất nước, sự hòa quyện giữa tình gia đình với tình yêu quê hương; lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng….

●       Sưu tầm tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ để minh họa cho bài nói.

●       Lập dàn ý cho bài nói

- GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị bài nói.

- Các nhóm luyện tập, tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, ngữ điệu và trao đổi cùng các bạn trong nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả chuẩn bị của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

1. Chuẩn bị bài nói

 

 

 

 

 

 

- Xác định mục đích nói và người nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lập dàn ý:

+ Giới thiệu khái quát vế vấn đế em định trình bày cùng ấn tượng chung của em.

+ Nêu những biểu hiện cụ thể của vấn đề và suy nghĩ của em.

+ Khái quát lại suy nghĩ của em, rút ra thông điệp, bài học từ vấn đề.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 7 kết nối, soạn mới giáo án ngữ văn 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 7 kết nối Bài 2 Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 7 KNTT Bài 2 Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận