Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 - Thực Hành Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 - Thực Hành Tiếng Việt được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bn thông tin đã đọc đối với bản thân.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực riêng biệt

Năng lực nhận diện các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản và tâc dụng của chúng.

3. Phẩm chất:

Có ý thức sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài họcPhương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhận diện về lỗi dùng từ trong khi viết văn.

c. Sản phẩm:HS chỉ ra được một số lỗi ngữ pháp thường gặp trong diễn đạt.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Trong các văn bản 1,2 đã học, em hãy chỉ ra các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng? Theo em, các phương tiện phi ngôn ngữ có tác dụng gì trong văn bản?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại các bài văn đã biết và những lỗi sai về dùng từ thường gặp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong các văn bản thông tin, bên cạnh kênh chữ còn có các biểu đồ, số liệu, hình ảnh…. gọi chung là các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.  Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung này.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu:Nắm được kiến thức về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

      c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn (trang 64) và cho biết: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Những yêu cầu khi sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK theo yêu cầu của GV; sau đó thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần chuyn tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hp với phương tiện ngôn ng trong văn bản thông tin tổng hp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.

Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu cầu:

Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.

Sử dụng các phương tiện này đúng thời đim.

Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.

Chú thích cho các hình ảnh, so đồ,... trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Ngữ văn 10 chân trời, soạn mới giáo án ngữ văn 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 10 chân trời Bài 4 - Thực Hành Tiếng Việt
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 - Thực Hành Tiếng Việt . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận