Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Thực Hành Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Thực Hành Tiếng Việt được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Biết cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện phần bị tỉnh lược trong văn bản.

- Năng lực đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, ghi chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức bài học Thực hành tiếng Việt về cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản và cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong VB và đặt câu hỏi liên quan đến cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS liên quan cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát kí hiệu đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản: (…); […].

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy cho biết các dấu trên đây dùng để làm gì?.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Các dấu trên dùng để đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.

- GV dẫn vào bài học mới: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản và cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức về cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

c. Sản phẩm học tập: Kiến thức về cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin trong SGK và nêu các cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin trong SGK.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS nêu các cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Chú thích trích dẫn là gì? Ta cần phải trích dẫn như thế nào?

+ Cước chú là gì? Một cước chú có mấy phần? Đó là những phần nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi của GV, đọc thông tin trong SGK để chuẩn bị trả lời trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

Khi tạo lập văn bản, người viết có thể sử dụng một số cách thức dưới đây để đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản:

- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […].

- Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,..

- Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Kết hợp một số cách nêu trên

II. Cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú

- Chú thích trích dẫn là ghi rõ nguồn/ xuất xứ của tài liệu (tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang được trích dẫn,…) mà người viết sử dụng. Khi trích dẫn nguyên văn, phần trích dẫn cần chính xác từng câu, từng chữ,… và phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Khi trích dẫn ý tưởng, chúng ta không sử dụng dấu ngoặc kép, có thể diễn đạt theo cách viết của mình nhưng cần đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.

- Cước chú là chú thích thường đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Một cước chú gồm hai phần:

+ Phần con số đánh dấu đặt trong trang, ngay sau đoạn văn bản cần được chú thích.

+ Phần chú thích đặt ở chân trang mở đầu bằng con số tương ứng.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Ngữ văn 10 chân trời, soạn mới giáo án ngữ văn 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 1o chân trời Bài 2 - Thực Hành Tiếng Việt
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Thực Hành Tiếng Việt . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận