Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Bài 3 - Văn Bản 2. Thơ Duyên

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Bài 3 - Văn Bản 2. Thơ Duyên được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

TIẾT…: VĂN BẢN 2. THƠ DUYÊN

(Xuân Diệu)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thơ duyên;

- Năng lực cảm nhận, phân tích các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

     - Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hn con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài họcThơ duyên.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.

c. Sản phẩm:Chia sẻ của HS về mùa thu

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi cho cả lớp:

      1. Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.

      2. Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khen ngợi HS có chia sẻ, cảm nhận tinh tế.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Thu đến luôn mang cho con người những cảm xúc, những rung động rất riêng. Và với nhà thơ Xuân Diệu, ông đã lắng nghe được nàng Thu chạm ngõ với những cảm xúc tinh tế và độc đáo. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ ngày hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Xuân Diệu và Thơ duyên.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về văn bản Thơ duyên.

c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về văn bản  Thơ duyên mà HS tiếp thu được.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, đọc thông tin trong SGK kết hợp với hiểu biết cá nhân để trình bày về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Thơ duyên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thảo luận theo bàn để thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung: Ông nổi tiếng từ phong trào thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. – Năm sinh – năm mất: (2/21916 - 18/2/1985).

- Quê quán: Can Lộc – Hà Tĩnh.

- Ông là một trong những nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam.

- Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.

- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Ông có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học VN hiện đại, nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.

 

 

2. Tác phẩm

- Văn bản in trong Tuyển tập Xuân Diệu (Thơ), NXB Văn học, Hà Nội, 1986, 100 - 101)


 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Ngữ văn 10 chân trời, soạn mới giáo án ngữ văn 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 1o chân trời Bài 3 - Văn Bản 2. Thơ Duyên
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Bài 3 - Văn Bản 2. Thơ Duyên . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận