Danh mục bài soạn

Tải giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Giáo án Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Lịch sử Bài 3: sử học với các lĩnh vực khoa học khác được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Giải thích được Sử học là môn khoa học liên ngành (kết hợp phương pháp, tri thức từ các ngành nghiên cứu khác nhau), có mối liên hệ qua lại với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

-       Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với công tác nghiên cứu lịch sử (cung cấp tri thức, công nghệ, kĩ thuật,...) và sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ (cung cấp thông tin, bối cảnh lịch sử, lịch sử phát triển ngành,...).

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Sử học với các lịn vực khoa học khác.

·      Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.

-       Năng lực riêng:

·      Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu mối liên hệ giữa Sử học với các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ; Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với công tác nghiên cứu lịch sử - cung cấp tri thức, công nghệ, kĩ thuật; Nêu được tầm quan trọng của các môn khoa học liên ngành trong nghiên cứu lịch sử.

·      Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được Sử học là môn khoa học liên ngành, có mối liên hệ qua lại với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác; Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các lĩnh vực và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như: Địa lí, Văn học, Nghệ thuật; Giải thích được mỗi liên hệ, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ (cung cấp thông tin, bối cảnh lịch sử, lịch sử phát triển ngành,...); Giải thích được mối quan hệ giữa Sử học và với các lĩnh vực và các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ khác.

·      Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).

3. Phẩm chất

-       Yêu nước, hiểu biết về các giá trị lịch sử - văn hoá, có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

-       Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát huy các di sản ở địa phương và của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

-       Một số tư liệu gắn với nội dung bài học Sử học với các lĩnh vực khoa học khác.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV nêu vấn đề, tổ chức cho HS tìm hiểu tài liệu; HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi GV đưa ra.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về Sử học và những ngành khoa học nghiên cứu về con người và xã hội loài người.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu cho HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi:

+ Sử học thuộc khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội?

+ Theo hiểu biết của em, những ngành khoa học nào nghiên cứu về con người và xã hội loài người? Những ngành đó được gọi chung là ngành gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, tìm hiểu thêm tài liệu (đã đọc và chuẩn bị trước ở nhà) để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

+ Sử học là khoa học xã hội, có đối tượng nghiên cứu rộng, phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.

+ Khoa học xã hội là các ngành nghiên cứu con người và xã hội loài người, cách con người tương tác với nhau, phát triển thành văn hoá và ảnh hưởng đến thế giới.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sử học là khoa học ra đời sớm với đối tượng nghiên cứu rộng, có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác. Các ngành khoa học càng phái triển càng có sự giao thoa lẫn nhau vệ tri thức của xã hội loài người. Vậy Sử học và các khoa học khác có mối quan hệ như thế nào? Bài học này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn. Chúng ta cùng vào Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu mối liên hệ giữa Sử học với các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ.

- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với công tác nghiên cứu lịch sử - cung cấp tri thức, công nghệ, kĩ thuật.

- Giải thích được Sử học là môn khoa học liên ngành, có mối liên hệ qua lại với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

- Giải thích được mối quan hệ giữa Sử học và với các lĩnh vực và các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ khác.

b. Nội dung: GV nêu vấn đề cho HS hoạt động nhóm đôi; HS quan sát Hình 3.1, dựa vào thông tin bài học để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 3.1 và dựa vào thông tin trong mục I SGK tr.14 và trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao Sử học là môn khoa học có tính liên ngành?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm đôi, quan sát Hình 3.1, dựa vào thông tin bài học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, lí giải vì sao Sử học là môn khoa học có tính liên ngành

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.

1. Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành

- Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.

- Sử học sử dụng tri thức từ các ngành khác

nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học về con

người và xã hội loài người. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau, cả khoa học xã hội và nhân văn lẫn khoa học tự nhiên và công nghệ

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án lịch sử 10 chân trời, soạn mới giáo án lịch sử 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 chân trời Bài 3: sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: sử học với các lĩnh vực khoa học khác . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận