Danh mục bài soạn

Tải giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Văn Minh Phù Nam

Giáo án Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Lịch sử Bài 17: Văn Minh Phù Nam được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 17: VĂN MINH PHÙ NAM

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Nêu được cơ sở hình thành và trình bày được những thành tựu cơ bản văn minh Phù Nam

- Biết vận dụng những hiểu biết về giá trị của nền văn minh có để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, có ý thức trán trọng và trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn di sản văn hoá của dân tộc.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực riêng:

Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử

Khai thác và sử dụng được tư liệu để tìm hiểu về nền văn minh Phù Nam.

Nêu được cơ sở hình thành văn minh Phù Nam.

Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam.

- Phát triển NL vận dụng kiến thức, kĩ năng:

Nhận thức được giá trị của một trong những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

Vận dụng hiểu biết về nền văn minh Phù Nam để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.

3. Phẩm chất

Yêu nước: Giáo dục niềm tự hào về một trong những nền văn minh cổ trên vùng đất Nam Bộ xưa – cửa ngõ giao lưu văn hoá thế giới của cả khu vực Đông Nam Á.

Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm công dân, góp phần bảo tồn các dân tộc và phát triển các giá trị của văn minh Phù Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

-       Một số tư liệu, hình ảnh gắn với nội dung bài học

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung:

GV có thể giúp HS liên hệ kiến thức lớp 6, nêu các câu hỏi khởi động bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-GV có thể giúp HS liên hệ kiến thức lớp 6, nêu các câu hỏi khởi động bài học:

1. Quốc gia cổ đại nào trên lãnh thổ Việt Nam có địa bàn nằm ở vùng châu thổ sông Cửu Long?

2. Theo em, Vương quốc cổ Phù Nam có mối quan hệ như thế nào với nền văn hoá Óc Eo?

3. Sự hình thành nhà nước Phù Nam gắn với nền văn minh nào ở phương Đông?

4. Dựa vào lược đồ 17.1, em hãy cho biết địa bàn phân bố của nền văn hoá Óc Eo – Phù Nam. Hãy nêu mối quan hệ giữa văn hoá Óc Eo – Phù Nam với các nền văn hoá cổ ở Đông Nam Á.

 

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nhanh những kiến thức và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động

GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:  Nền văn hoá Óc Eo gắn liền với sự tồn tại của Vương quốc cổ Phù Nam trong khoảng thế kỉ I đến thế kỉ VII. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phủ Nam là khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Bài học này sẽ giúp em hiểu rõ những yếu tố đã đưa Phù Nam trở thành một để chế biến hùng mạnh ở Đông Nam Á và những di sản của văn minh Phi Nam trong mạch nguồn văn hoả dân tộcChúng ta cùng vào Bài 17: Văn minh Phù Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cơ sở hình thành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

Khai thác và sử dụng được tư liệu để tìm hiểu về nền văn minh Phù Nam.

Nêu được cơ sở hình thành văn minh Phù Nam.

Nhận thức được giá trị của một trong những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

b. Nội dung:

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV nêu vấn đề, cung cấp tư liệu, đề nghị HS đọc SGK, nghiên cứu tư liệu và quan sát lược đồ 17.1, tìm hiểu cơ sở hình thành nền văn minhPhù Nam.

c. Sản phẩm học tập: cơ sở hình thành văn minh Phù Nam

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV nêu vấn đề, cung cấp tư liệu, đề nghị HS đọc SGK, nghiên cứu tư liệu và quan sát lược đồ 17.1, tìm hiểu cơ sở hình thành nền văn minhPhù Nam.

1. Dựa vào lược đồ trong Hình 17.1, xác định địa bàn phân bố của nền văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Phù Nam?

 

2. Hãy nêu những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam về dân cư và xã hội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo các nhóm, thảo luận, đọc thông tin và tư liệu SGK để giải quyết vấn đề GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

(Gợi ý: V sơ đồ xã hội Phù Nam cổ đại, nêu vai trò và mối quan hệ giữa các tầng lớp. Em có nhận xét gì về xã hội và cư dân cổ Phù Nam)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giải quyết vấn đề

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, nêu kết luận và chuyển sang nội dung mới.

I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên

- Phù Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại: mạng lưới sông ngòi dày đặc kết nối với nhau và đều đổ ra biển qua nhiều cửa sông lớn, trữ lượng nước ngọt dồi dào, nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đa dạng; đất đai giàu phù sa,...

- Phần biển bao bọc ở phía đông và tây nam lãnh thổ với nhiều hải cảng thuận lợi là con đường hướng ra bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với khu vực Đông Nam Á hải đảo và Ấn Độ => giúp Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế sôi động qua con đường Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.

2. Dân cư và xã hội

- Tổ tiên người Phù Nam là các nhóm cư dân bản địa có quá trình phát triển liên tục từ thời kì đồ đá, chủ nhân của nền văn hoá tiền Óc Eo.

- Sự tiếp xúc sớm với văn minh Ấn Độ qua vai trò của thương nhân và các nhà truyền giáo giúp Phù Nam tiếp thu nhiều giá trị văn minh Ấn Độ như chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế độ đẳng cấp.

- Xã hội Phù Nam cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

+ Giới quý tộc và tu sĩ thuộc tầng lớp trên của xã hội, được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao.

+ Giới thương nhân nắm quyền lực lớn trong nền kinh tế.

+ Nông dân, thợ thủ công và một bộ phận nô lệ là lực lượng lao động, hợp thành tầng lớp bị trị trong xã hội.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án lịch sử 10 chân trời, soạn mới giáo án lịch sử 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 chân trời Bài 17: Văn Minh Phù Nam
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Văn Minh Phù Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận