Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CD Bài tập (chủ đề 6)

Giáo án KHTN 7 cánh diều Bài tập (chủ đề 6) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI TẬP (CHỦ ĐỀ 6)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

·      HS Hệ thống lại kiến thức đã học của chủ đề 6

·      HS vận dụng kiến thức để áp dụng giải bài tập

2. Năng lực:

- Năng lực chung: 

·      Tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức đã học của chủ đề ánh sáng để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan.

·      Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân khi tham gia hoạt động nhóm.

·      Giải quyết các vấn đề sang tạo: Đề xuất được sơ đồ tư duy hợp lí và sang tạo.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

·      Hệ thống hoá được kiến thức về ánh sáng.

·      Vận dụng dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải quyết các bài tập ôn tập chủ đề.

3. Phẩm chất

·      Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập.

·      Hứng thú liên hệ kiến thức học được với những tình huống thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh hứng thú với bài học hơn.

b) Nội dung:  GV sử dụng kĩ thuật công não đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS đưa ra câu trả lời ngay lập tức.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS cho những câu hỏi trắc nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra từng câu hỏi, chỉ định HS bất kì đưa ra câu trả lời ngay lập tức.

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.

B. Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da.

C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời.

D. Ánh sáng mặt trời dùng làm sáng bóng đèn.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng có năng lượng lớn thì biểu diễn bằng tia sáng dài.

B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng mô hình là một đường thẳng có hướng, gọi là tia sáng.

C. Các tia sáng luôn song song nhau.

D. Các tia sáng cho ta biết ánh sáng truyền nhanh hay chậm.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản

A. chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

B. nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C. không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

D. không nhận được nhiều ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 4: Đặt một bóng đèn điện dây tóc đang sáng trước một màn chắn cố định. Một vật cản được đặt trong khoảng giữa bóng đèn và màn chắn. Khi dựa vật cản lại gần màn chắn hơn, kích thước của bóng tối trên màn chắn sẽ:

A. tăng lên                                                   B. giảm đi

C. không thay đổi                                        D. lúc đầu tăng lên, sau đó giảm đi

Câu 5: Trong các vật sau đây, vật nào có thế được coi là một gương phẳng?

A. Mặt phẳng của tờ giấy.

B. Mặt nước đang gợn sóng.

C. Mặt phẳng của một tấm kim loại nhẵn bóng.

D. Mặt đất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS được chỉ định trả lời

Đáp án:

Câu 1: A              Câu 2: B              Câu 3: C             Câu 4: B                          Câu 5: C

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

GV nhận xét đáp án và đưa ra đáp án đúng.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ 6.

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức

a) Mục tiêu: Hệ thống hóa được kiến thức về ánh sáng.

b) Nội dung: HS làm việc nhóm hệ thống hoá kiến thức về ánh sáng bằng hình thức sơ đồ tư duy với sự trợ giúp của GV

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về ánh sáng.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, gợi ý HS về sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức cơ bản về ánh sáng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS làm việc nhóm, trình bày sơ đồ tư duy vào bảng nhóm hoặc giấy Ao.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đại diện nhóm lên thuyết trình sơ đồ tư duy của nhóm mình.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đưa ra đáp án chính xác.

- GV nhận xét thái độ làm việc.

I. Hệ thống hóa kiến thức

Sơ đồ tư duy về tổng hợp kiến thức chủ đề 6 S

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 cánh diều, soạn mới giáo án KHTN 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 cánh diều Bài tập (chủ đề 6)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CD Bài tập (chủ đề 6) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận