Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CD Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Giáo án KHTN 7 cánh diều Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 20. THỰC HÀNH VỀ QUANG HỢP Ở CÂY XANH

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau bài học, HS sẽ:

●       Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, mẫu vật của bài thực hành.

●       Tiến hành thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

●       Phát triển được các kĩ năng quan sát, phân tích.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

●       Giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ, biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

●       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.

- Năng lực riêng:

●       Tìm hiểu tự nhiên: Chứng minh được tinh bột trong lá cây và khí carbon dioxide cần cho quang hợp, viết, trình bày báo cáo kết quả.

3. Phẩm chất:

●       PC3. Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập.

●       PC4. Trung thực: Trung thực trong ghi lại và trình bày kết quả quan sát được, trung thực nhận xét việc làm và sản phẩm của người khác.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

-       Dạy học theo nhóm.

-       Kĩ thuật động não, dạy học trực quan.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV khoa học tự nhiên 7, Giáo án.

-       Dụng cụ thí nghiệm

-       Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm.

2. Đối với học sinh

-       SGK khoa học tự nhiên 7

-       Mẫu vật.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây

a. Mục tiêu: HS biết cách làm thí nghiệm thấy được tinh bột có trong lá cây.

b. Nội dung: GV giới thiệu, hướng dẫn thực hiện, HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

c. Sản phẩm học tập: HS biết cách làm thí nghiệm, khi nhỏ dung dịch iodine lên một vị trí của lá thì vị trí đó có chuyển thành màu xanh tím -> Lá cây có tinh bột.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV kiểm tra mẫu vật của các nhóm đã chuẩn bị trước từ nhà.

- GV giới thiệu cho HS dụng cụ thí nghiệm cần có để thực hiện thí nghiệm (sgk)

- GV giải thích: Dung dịch iodine là dung dịch được dùng là thuốc thử để nhận biết tinh bột (khi iodine tương tác với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng).

- GV chia các nhóm nhỏ khoảng 5 – 6 HS. Mỗi nhóm đều có dụng cụ, mẫu vật và hóa chất thí nghiệm giống nhau.

- GV hướng dẫn HS các bước thực hiện thí nghiệm để phát hiện tinh bột trong lá cây.

- GV yêu cầu HS tiến hành các bước theo tiến trình sgk, quan sát, nhận biết các hiện tượng thí nghiệm.

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu (cuối bài).

- Sau khi các nhóm nộp kết quả, GV yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Việc bịt một phần lá thí nghiệm bằng giấy màu đen nhằm mục đích gì?

+ Vì sao có màu khác nhau giữa phần bịt giấy màu đen và phân không bịt giấy màu đen trên bề mặt lá khi nhỏ dung dịch iodine vào?

+ Từ hiện tượng quan sát được, em rút ra kết luận gì? Vì sao?

+ Nếu lấy lá xanh không bịt băng giấy đen trên cây và nhỏ dung dịch iodine lên một vị trí của lá thì vị trí đó có chuyển thành màu xanh tím không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tiến hành thí nghiệm.

- GV quan sát các nhóm thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm hoàn thành báo cáo kết quả thí nghiệm nộp lại cho GV.

- GV mời đại đại HS đứng dậy trình bày câu trả lời thảo luận.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang thí nghiệm mới.

I. Thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây

+ Bước 1. Lấy một chậu trồng cây khoai lang, để vào chỗ tối hai ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt của chiếc lá. Đem chậu cây đó ra đặt ở ngoài sáng khoảng 4 – 6 giờ.

+ Bước 2. Ngắt chiếc lá đã bịt băng giấy đen. Gỡ bỏ băng giấy đen trên bề mặt lá. Cho lá đó vào ống nghiệm đựng ethanol 70%. Đặt ống nghiệm đó vào cốc lớn đựng nước, để lên kiềng rồi đun cách thủy bằng bếp đèn cồn cho đến khi lá mất màu xanh (chất diệp lục ở lá bị tẩy hết).

+ Bước 3. Tắt đèn cồn, dùng kẹp gắp lá ra khỏi ống nghiệm đựng ethanol 70%, nhúng lá vào cốc nước ấm để rửa sạch cồn.

+ Bước 4. Đặt lá vào trong đĩa petri, nhỏ vài giọt dung dịch iodine loãng lên bề mặt lá.

*Trả lời câu hỏi:

- Việc bịt giấy đen làm cho lá không nhận được ánh sáng nên không thực hiện được quá trình quang hợp.

- Khi nhỏ dung dịch iodine, phần lá không bịt kín bắt màu xanh tím, phần lá bị bịt không xuất hiện màu xanh tím  vì chỉ có phần không bịt kín mới nhận được ánh sáng để chế tạo được tinh bột.

- Từ hiện tượng quan sát được, rút ra kết luận: Lá chỉ thực hiện quá trình quang hợp khi có ánh sáng, tạo ra sản phầm có chứa tinh bột. Giải thích: Vì khi không có ánh sáng, lá không tạo ra tinh bột nên không bắt màu xanh tím khi nhỏ iodine.

 - Nếu lấy lá xanh không bịt băng giấy đen trên cây và nhỏ dung dịch iodine lên một vị trí của lá thì vị trí đó có chuyển thành màu xanh tím. Giải thích: Vì lá không bị bịt kín nên lá nhận được ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp tạo ra được tinh bột → khi nhỏ dung dịch iodine lên một vị trí của lá thì vị trí đó có chuyển thành màu xanh tím.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 cánh diều, soạn mới giáo án KHTN 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 cánh diều Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CD Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận