Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CD Bài 17: vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Giáo án KHTN 7 cánh diều Bài 17: vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

PHẦN 3: VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 8. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 17: VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

-       Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

●       Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về vai trò của trao đối chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

●       Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, lấy được ví dụ về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào, trình bày được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

●       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực khoa học tự nhiên:

●       Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

●       Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đồ mô tả quá trình chuyển hoá các chất ở người để tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.

●       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự thay đổi tốc độ của quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sự thay đổi thân nhiệt, ... ở người trong một số trường hợp.

3. Phẩm chất

-       Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

-        Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

-       Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

-       Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

-       Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.

-       Dạy học trực quan.

-       Kĩ thuật động não, trò chơi học tập.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 7, Giáo án.

-       Một số tranh, ảnh, video liên quan đến bài học (nếu có).

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Khoa học tự nhiên 7

-       Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Gắn kết những kiến thức, kĩ năng khoa học mà các em đã được học về thực vật và động vật ở cấp tiểu học và từ cuộc sống với chủ đề bài học mới, kích thích HS suy nghĩ.

- Dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung: GV đưa ra tình huống gợi mở (SGK tr.87) để HS dựa vào hiểu biết cá nhân, đoán câu trả lời.

c. Sản phẩm học tập:

- Dự đoán của HS.

- Sự tò mò của HS đối với bài học mới.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK (tr.87), đưa ra tình huống dẫn dắt vấn đề:

Mọi hoạt động đều cần năng lượng. Ví dụ: xe máy đang chạy cần năng lượng từ xăng, người đang nâng tạ cũng cần năng lượng. Vậy năng lượng cung cấp cho sinh vật lấy từ đâu và nhờ quá trình nào?

- GV khuyến khích HS mạnh dạn phát biểu ý kiến, đưa ra dự đoán cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và đưa ra dự đoán cho câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến của mình.

- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tình thần tích cực xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Tất cả những hoạt động thường ngày của chúng ta đều cần đến chất xúc tác là năng lượng, tương tự như một cỗ máy, muốn vận hành trơn tru cần cung cấp đầy đủ những nhiên liệu cần thiết cho nó. Vậy, năng lượng trong cơ thể người sinh ra như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

a. Mục tiêu: HS phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng;

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr.87 – 88), thảo luận và trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh mục I (SGK tr.87) và trả lời câu hỏi:

+ Các chất thu nhận vào cơ thể sinh vật được biến đổi thông qua quá trình nào?

+ Nêu ý nghĩa của quá trình đó đối với sự sống ucar sinh vật.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I (SGK tr. 88-89), sau đó chia HS thành các nhóm nhỏ, và đưa ra câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Trao đổi chất là gì? Cơ thể con người thực hiện quá trình trao đổi chất như thế nào?

+ Trình bày quá trình chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

+ Kể tên các dạng năng lượng. Nêu một số ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật và động vật.

- GV cho HS xem một video ngắn về quá trình trao đổi chất ở thực vật: https://youtu.be/JFPOxRfsBWQ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.

- HS ghi kết quả thảo luận của nhóm lên một tờ giấy A4.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.

- GV chỉ định một số HS bất kì nhận xét câu trả lời của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

1. Trao đổi chất

- Là tập hợp các biến đổi hoá học trong

tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

- Cơ thể lấy từ môi trường khí oxygen, thức ăn,... và thải ra môi trường khí carbon dioxide, các chất cặn bã hoặc dư thừa.

- Trao đổi chất giữa cơ thê và môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể, là đặc tính cơ bản của sự sống.

- Tùy theo kiểu trao đổi chất, sinh vật được chia thành 2 nhóm: sinh vật tự dưỡng (thực vật) và sinh vật dị dưỡng (động vật và con người).

2. Chuyển hoá năng lượng

- Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ:  chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong quang hợp ở thực vật.

- Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 cánh diều, soạn mới giáo án KHTN 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 cánh diều Bài 17: vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CD Bài 17: vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận