Tải giáo án Công dân 7 CD Bài 7: ứng phó với tâm lí căng thẳng

Giáo án Công dân 7 Cánh diều Bài 7: ứng phó với tâm lí căng thẳng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công dân chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 7ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

-       Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

-       Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

-       Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

-       Nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

-       Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện sự tự giác, tích cực.

·      Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tự giác, tích cực.

-       Năng lực giáo dục công dân:

Điều chỉnh hành vi:

·      Tự nhận biết được mức độ căng thẳng tâm lí, các tình huống gây căng thẳng tâm lí với bản thân.

·      Tự đánh giá, điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân; điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp nhằm ứng phó với các căng thẳng tâm lí thường gặp.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và thực hiện được một số cách để ứng phó với căng thẳng tâm lí phù hợp với bản thân.

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội: Tìm hiểu và nhận diện được các tình huống căng thẳng tâm lí thường gặp trong cuộc sống; biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng; các nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

3. Phẩm chất

-       Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ bản thân trước những căng thẳng tâm lí thường gặp trong cuộc sống. Có tinh thần vượt khó trước những căng thẳng, áp lực tâm lí thường gặp trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, SGK, SGV Giáo dục công dân 7.

-       Thẻ tình huống/Slide chiếu các tình huống, nhạc phù hợp với cảm xúc từng tình huống.

-       Hình ảnh Slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A3, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.

-       Video bài tập Yoga cười, nhạc vui vẻ, hình ảnh SGK, Slide chiếu hoặc bản in phiếu trắc nghiệm để hướng dẫn HS

2. Đối với học sinh

-       SGK Giáo dục công dân 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- HS bước đầu nhận định được các biểu hiện và ảnh hưởng của các dạng cảm xúc thường gặp.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Gương mặt  biết nói”

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các đội/nhóm (4 – 6 nhóm) giới thiệu trò chơi “Gương mặt biết nói” trong SGK tr.33, giao nhiệm vụ cho HS nội dung như sau:

+ Mỗi đội/nhóm sẽ cử đại diện bắt thăm tình huống và có 1 phút suy nghĩ và 1 phút để thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được.

+ Mỗi đội/nhóm có 2 lượt bắt thăm. Đội/nhóm nhận được nhiều bình chọn của các bạn trong lớp là đội thắng cuộc.

- GV có thể chọn nhạc nền phù hợp với từng tình huống để tăng không khí tích cực cho buổi học.

- GV đặt câu hỏi: Các tình huống trên có phải là tình huống khiến em gặp căng thẳng hay không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia thành các đội/nhóm, lắng nghe GV nêu tên và yêu cầu của trò chơi.

- HS thực hiện trò chơi:

+ Các đội/nhóm chấm điểm cách biểu cảm của đội/nhóm trình bày.

+ Đội/nhóm trình bày nào được nhiều điểm nhất là đội/ nhóm chiến thắng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 3 – 5 HS trả lời và chia sẻ cảm nhận của mình khi thể hiện biểu cảm trong các tình huống; nhận xét phần thể hiện của các bạn trong lớp.

- GV quan sát biểu hiện của từng HS khi tham gia trò chơi.

Sản phẩm:

+ Không khí vui vẻ của lớp học.

+ HS được trải nghiệm các dạng cảm xúc thông qua trò chơi.

+ HS có hứng thú tìm hiểu về bài học.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các nhóm.

- GV kết luận và dẫn dắt vào bài học: GV nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm xúc trước các tình huống của cuộc sống hằng ngày, sự khác biệt của mỗi cá nhân trong việc ứng xử trước các tình huống của cuộc sống hằng ngày, đứng trước các tình huống của cuộc sống hằng ngày mỗi cá nhân đều có những cách thể hiện khác nhau. Cách thể hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Nếu thể hiện bằng hành động, việc làm, cảm xúc không phù hợp, chúng ta có thể phải đối mặt với căng thẳng tâm lí. Vậy căng thẳng tâm lí là gì, biểu hiện ra sao, cách ứng phó nào là tích cực trước các căng thẳng tâm lí,... chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở các hoạt động trong bài học hôm nay – Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nêu được thế nào là căng thẳng tâm lí, xác định được một số tình huống gây căng thẳng trong SGK tr.33, 34.

- HS nêu được một số tình huống gây căng thẳng thường gặp khác.

- HS xác định được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo cặp đôiquan sát Hình 1 – 4 SGK tr.33, 34 để nêu được một số tình huống gây căng thẳng.

c. Sản phẩm:

- HS nêu biểu biện của căng thẳng tâm lí trong các Hình 1 – 4 SGK tr.33, 34.

- HS rút ra một số biểu hiện của căng thẳng tâm lí.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.33, 34.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi và giao nhiệm vụ:

Theo em, nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn trong các hình ảnh trên là gì?

+ Em hãy nhận xét về cách ứng phó với căng thẳng của các bạn trong các hình ảnh trên.

+ Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong những tình huống trên?

GV yêu cầu HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Thảo luận nhóm trong thời gian 3 –5 phút và trả lời ý 2 câu hỏi b trong SGK tr.34.

+ Vẽ sơ đồ tư duy biểu hiện căng thẳng tâm lí theo 4 nhóm các biểu hiện về thể chất, tinh thần, cảm xúc, hành vi trên giấy A3/bảng nhóm.

- GV tổ chức cho HS lấy thêm ví dụ, bổ sung các tình huống gây căng thẳng thường gặp và các biểu hiện khi bị căng thẳng tâm lí.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận cặp đôi trong thời gian 3 – 5 phút và ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.

 HS trao đổi, thảo luận trong nhóm và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A3 hoặc bảng nhóm.

- HSrút ra kết luận về một số biểu hiện của tình huống gây căng thẳng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện những ý kiến trái chiều khi HS đang thảo luận.

HS treo sơ đồ tư duy vào vị trí của nhóm, cử đại diện của nhóm giới thiệu sản phẩm và trả lời câu hỏi (nếu có). HS trong lớp lần lượt quan sát kết quả của từng nhóm, ghi chép, lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào kết quả thảo luận của HS và phần sản phẩm để đưa ra nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận và vẽ sơ đồ tư duy về các biểu hiện của căng thẳng tâm lí theo SGK tr.34.

1. Tìm hiểu các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Trả lời câu hỏi thảo luận

a) Tình huống gây căng thẳng:

Hình ảnh 1: Tình huống gây căng thẳng: Lo lắng khi sắp thi, không thể tập trung ôn thi do bị làm phiền. Biểu hiện: Cảm thấy cáu kỉnh, giảm tập trung, lo lắng.

Hình ảnh 2: Tình huống gây căng thẳng: Bị điểm thấp trong khi bản thân và bố mẹ lại rất kì vọng, lo sợ bị bố mẹ mắng. Biểu hiện: Thất chán nản, lo âu vọng, và sợ hãi.

Hình ảnh 4: Tình huống gây căng thẳng: Bị bạn bè cô lập, tẩy chay. Biểu hiện: Chán nản, lo âu, thất vọng.

Một số biểu hiện củacơ thể khi bị căng thẳng  

- Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, đau ngực, chán ăn...

- Tình thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ đễnh, lú lẫn, không muốn chia sẻ, chán nản, uể oải...

- Cảm xúc: lo âu – căng thẳng, trầm cảm – tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn, nóng tính...

- Hành vi: khóc, la hét, đổ lỗi, cáu kỉnh, gây gổ, đập phá, ném đồ đạc, hút thuốc lá, có ý định tự làm tổn thương bản thân, ăn uống nhiều hoặc bỏ ăn...

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công dân 7 cánh diều, soạn mới giáo án Công dân 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án Công dân 7 cánh diều Bài 7: ứng phó với tâm lí căng thẳng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công dân 7 CD Bài 7: ứng phó với tâm lí căng thẳng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công dân 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận