Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 6: Thường thức âm nhạc: Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Ôn bài hát: Việt Nam ơi

Giáo án Âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 6: Thường thức âm nhạc: Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Ôn bài hát: Việt Nam ơi được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3 – TIẾT 6:

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

ÔN BÀI HÁT: VIỆT NAM ƠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết và nêu được một số đặc điểm của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
  • Hát kết hợp các nhạc cụ gõ đệm bài hát Việt Nam ơi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Giới thiệu được Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
  • Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục HS biết yêu quê hương đất nước, trân trọng và gìn giữ bản sắc dân tộc, chia sẻ những hiểu biết với người thân và cộng đồng sau khi học về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ tiết dạy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đặc trưng văn hóa nghệ thuật của tỉnh Bắc Ninh.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem video.
  4. Sản phẩm: HS nắm được đặc trưng văn hóa nghệ thuật ở Bắc Ninh.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video và nêu yêu cầu:

+ Đặc trưng của văn hóa Bắc Ninh là loại hình nghệ thuật nào?

+ Ngoài ra, Bắc Ninh còn có loại hình nghệ thuật độc đáo nào?

https://www.youtube.com/watch?v=7ey-yVBXkTw

- GV cho HS thảo luận theo cặp đôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi để đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

+ Đặc trưng của văn hóa Bắc Ninh là loại hình nghệ thuật Dân ca Quan họ.

+ Ngoài ra, Bắc Ninh còn có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo như Ca trù, tuồng, chèo, trống quân,… Bắc Ninh là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời và là cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 6: Thường thức âm nhạc – Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Ôn bài hát – Việt Nam ơi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết về những đặc điểm của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS

- Tìm hiểu về dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Nghe bài dân ca Quan họ Bắc Ninh Khách đến chơi nhà.

  1. Sản phẩm: HS kể tên và giới thiệu một số bài dân ca Quan học Bắc Ninh.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến dân ca Quan họ Bắc Ninh.

 
  

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết về dân ca Quan họ Bắc Ninh và một vài bài dân ca tiêu biểu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Nghe bài Dân ca Quan họ Bắc Ninh Khách đến chơi nhà

 

1. Dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca đặc sắc không chỉ với người dân Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang) mà còn là của dân tộc Việt Nam nói chung.

- Âm nhạc và lời ca của Dân ca Quan họ trữ tình, yêu thương, trìu mến, phản ánh một phần hoạt động, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ của nhân dân qua lời ca đẹp, nhạc hay, phong cách lịch sự, trang nhã và lề lối tập quán đặc sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nghe bài Dân ca Quan họ Bắc Ninh Khách đến chơi nhà

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án âm nhạc 8 kết nối, soạn mới giáo án âm nhạc 8 kết nối công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 8 tiết 6: Thường thức âm nhạc: Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Ôn bài hát: Việt Nam ơi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 6: Thường thức âm nhạc: Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Ôn bài hát: Việt Nam ơi . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới âm nhạc 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận