Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 14: Hát: Bài hát Nơi ấy Trường Sa; Nghe nhạc: Bài hát Nơi đảo xa

Giáo án Âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 14: Hát: Bài hát Nơi ấy Trường Sa; Nghe nhạc: Bài hát Nơi đảo xa được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

BÀI 7 – TIẾT 14:

HÁT: NƠI ẤY TRƯỜNG SA

NGHE NHẠC: BÀI HÁT – NƠI ĐẢO XA

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Nơi ấy Trường Sa.
  • Nhận biết được câu, đoạn trong lời bài hát.
  • Nhớ được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hòa giọng, hát kết hợp vỗ tay theo phách.
  • Cảm nhận được giai điệu tha thiết, nhịp điệu hào hùng, sôi nổi và hình tượng người chiến sĩ hải quân trong âm nhạc qua bài hát Nơi đảo xa.
  1. Phẩm chất
  • Qua giai điệu, lời ca của bài hát Nơi ấy Trường Sa, HS thêm yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm là một công dân Việt Nam hiện đại, luôn biết trân quý những hi sinh thầm lặng của người lính hải quân trên mặt trận gìn giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ tiết dạy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Nhạc cụ tiết tấu. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SHS và internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe, kết hợp vận động theo nhạc.
  3. Nội dung: GV cho HS nghe bài hát và vận động theo nhạc.
  4. Sản phẩm: HS lắng nghe, cảm nhận được giai điệu bài hát và vận động theo bài hát.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video bài hát Bay qua Biển Đông (sáng tác: Lê Việt Khánh).

https://www.youtube.com/watch?v=ekxAcX0RBbs

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát, kết hợp vận động theo nhạc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát.

+ Em còn biết những bài hát nào về chủ đề biển đảo không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu bài hát, vận động theo nhạc và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ cảm nhận sau khi bài hát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Bài hát với tiết tấu nhanh, mạnh nhưng nội dung lại chứa chan tình cảm thể hiện tình yêu nồng nàn, tha thiết mà giản dị với biển đảo và quê hương đất nước. Bài hát khơi gợi trong em lòng tự hào và ý thức giữ gìn chủ quyền biển đảo quốc gia.

+ Một số bài hát về biển đảo: Tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình, Hoàng Sa Trường Sa, Quyết giữ biển đảo quê hương.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 14: Hát – Nơi ấy Trường Sa; Nghe nhạc – Nơi đảo xa.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: HỌC BÀI HÁT NƠI ẤY TRƯỜNG SA – HỌC HÁT TỪNG CÂU KẾT HỢP VỖ TAY THEO PHÁCH

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV hát mẫu/ nghe bài hát Nơi ấy Trường Sa.

- Nắm được một số thông tin về tác giả Phạm Tuyên.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài hát và biết cách chia đoạn, chia câu hát.

- Khởi động giọng theo mẫu tự chọn trước khi hát.

- Học hát:

+ HS hát từng câu và hát ghép nối các câu, các đoạn.

+ HS hát theo hình thức lĩnh xướng, hòa giọng.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS học bài hát Nơi ấy Trường Sa – Học hát từng câu kết hợp vỗ tay theo phách theo các nội dung:

- Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc.

- Giới thiệu tác giả.

- Tìm hiểu bài hát.

- Khởi động giọng.

- Dạy hát.

  1. Sản phẩm: HS hát bài hát Nơi ấy Trường Sa kết hợp vỗ tay theo phách.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe bài hát Nơi ấy Trường Sa.

https://www.youtube.com/watch?v=qEsGNPn_2XM

- GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát.

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát Nơi ấy Trường Sa, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

- GV khuyến khích HS thể hiện thái độ, tình cảm với thầy trò, tình bạn...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS lắng nghe bài hát Nơi ấy Trường Sa.

- HS cảm nhận được lời ca, giai điệu bài hát.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động nghe nhạc của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát tác giả Phạm Tuyên

- GV cung cấp cho HS một số thông tin về tác giả Phạm Tuyên.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin về tác giả qua internet.

- GV yêu cầu HS nhắc lại một số thông tin chính về tác giả.

Bước 2: HS tiếp thu, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh tác giả Phạm Tuyên.

- HS lắng nghe GV giới thiệu thông tin về tác giả.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại thông tin chính về tác giả Phạm Tuyên.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bài hát

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát.

 

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về bài hát.

- GV cùng HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa bài hát.

- GV hướng dẫn HS chia đoạn, chia câu cho bài hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bản nhạc, lắng nghe GV giới thiệu một số thông tin về bài hát.

- HS thảo luận cặp đôi về nội dung, ý nghĩa bài hát.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 4: Khởi động giọng

 

1. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- HS lắng nghe bài hát Nơi ấy Trường Sa .

- Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Giới thiệu tác giả

- Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, quê ở Hải Dương. Ông là nhạc sĩ nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Tuyên bắt đầu sáng tác từ những năm 50 của thế kỉ XX.

- Trong hơn nửa thế kỉ qua, ông đã có rất nhiều bài hát được công chúng yêu thích như: Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Từ làng Sen,... Đặc biệt là bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng, bài hát là khúc khải hoàn ca của một chiến thắng vĩ đại, mang âm hưởng sôi nổi, tự hào, ngợi ca hình ảnh Bác Hồ – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bài hát đã đi cùng năm tháng và sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.

- Năm 2012, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

 

 

 

3. Tìm hiểu bài hát

- Bài hát Nơi ấy Trường Sa có giai điệu vui tươi, rộn ràng, lời ca giàu hình ảnh về thiên nhiên, về các chiến sĩ hải quân ngày đêm vững tay súng bảo vệ biển đảo quê hương.

- Bài hát chia thành 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Như thế nào ... sắc biếc nông sâu.

+ Đoạn 2: Như thế nào? Em đã biết đâu ... nơi ấy là Trường Sa!

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Khởi động giọng

HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án âm nhạc 8 kết nối, soạn mới giáo án âm nhạc 8 kết nối công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 8 tiết 14: Hát: Bài hát Nơi ấy Trường Sa; Nghe nhạc: Bài hát Nơi đảo xa
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 14: Hát: Bài hát Nơi ấy Trường Sa; Nghe nhạc: Bài hát Nơi đảo xa . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới âm nhạc 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận