Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Soạn vật lí 12 bài 28: Tia X

Chuyên mục: Soạn vật lí 12

Trong bài học này, tech12h gửi đến bạn đọc bài 28: Tia X. Tia X có đặc điểm gì khác so với tia hồng ngoại và tia tử ngoại? Bài viết này tech12h hi vọng sẽ giúp các em học tập tốt hơn

Nội dung bài viết gồm hai phần:

  • Lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK

A. Lý thuyết

I. Phát hiện và cách tạo tia X

Phát hiện: Khi cho một chùm tia catot (chùm electron có năng lượng lớn) đập vào vật rắn thì vật phát ra tia X.

Cách tạo: Để tạo tia X người ta dùng ống Cu-lit-gio.

Cấu tạo ống Cu-lit-gio gồm:

  • Một ống thủy tinh bên trong là chân không, gồm một dây nung bằng vonfam FF’ dùng làm electron và hai điện cực:
  • Một chòm cầu kim loại để làm catot K.
  • Một anot A bằng kim loại có nguyên tử khối lớn, điểm nóng chảy cao.
  • Đặt giữa anot và catot một hiệu điện thế vài chục kilovon. Các elelctron bay ra từ dây FF’ chuyển động vào điện trường mạnh giữa anot và catot đến đập vào A làm cho A phát ra tia X.

II. Bản chất và tính chất tia X

Bản chất: Tia X là sóng điện từ, có bước sóng nằm trong khoảng 10-11 m đến 10-8 m.

Phân loại: 2 loại:

  1. Tia X cứng: Có năng lượng lớn
  2. Tia X mềm: Có năng lượng thấp hơn.

Tính chất:

  1. Tính chất quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Nó dễ dàng đi qua các vật không trong suốt đối với ánh sáng thông thường như gỗ, giấy, vải,... đi qua khó hơn đối với kim loại, mô cứng, ..., dùng đề chụp X quang.
  2. Làm đen kính ảnh, dùng để chụp điện trong y tế.
  3. Làm phát quang một số chất.
  4. Làm ion hóa không khí
  5. Có tác dụng sinh lí, dùng để trị ung thư nông.

III. Thang sóng điện từ

Sóng điện từ có đầy đủ tính chất của sóng ánh sáng nên có sự đông nhất giữa sóng điện từ và sóng ánh sáng.

Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma đều có cùng bản chất, cùng là sóng điện từ chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng). Các sóng này tạo nên một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ.

 Tia X - SGK Vật lí 12 trang 143

 

Sự khác nhau về tần số tạo nên sự khác nhau về tính chất và công dụng của từng loại sóng điện từ.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: SGK Vật lí 12 – Trang 146:

Tia X là gì?

Bài tập 2: SGK Vật lí 12 – Trang 146:

Trình bày cấu tạo và hoạt động của ống Cu-lít-giơ ?

Bài tập 3: SGK Vật lí 12 – Trang 146:

Nêu các tính chất và tác dụng của tia X?

Bài tập 4: SGK Vật lí 12 – Trang 146:

Nêu tên các sóng và tia trong thang sóng điện từ theo thứ tự từ bước sóng ngắn đến bước sóng dài?

Bài tập 5: SGK Vật lí 12 – Trang 146:

Chọn câu đúng

Tia X có bước sóng

A. Lớn hơn tia hồng ngoại.

B. Lớn hơn tia tử ngoại.

C. Nhỏ hơn tia tử ngoại.

D. Không thể đo được.

Bài tập 6: SGK Vật lí 12 – Trang 146:

Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Cu- lít- giơ là 10 kV. Tính tốc độ và động năng cực đại của các êlectron, khi đập vào atôt.

Cho biết khối lượng và điện tích của êlectron:

me =  9,1.10-31 kg; -e = -1,6. 10-19 C.

Bài tập 7: SGK Vật lí 12 – Trang 146:

Một ống Cu-lít-giơ có công suất 400 W, hiệu điện thế giữa anôt và catôt có giá trị 10 kV. Hãy tính:

a) Cường độ dòng điện và số êlectron qua ống trong mỗi giây.

b) Nhiệt lượng tỏa ra trên anôt trong mỗi phút.

vl12e
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn vật lí 12 bài 28: Tia X . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn vật lí 12. Phần trình bày do Snowhite Snowflakes tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận