Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Soạn vật lí 12 bài 20: Mạch dao động

Chuyên mục: Soạn vật lí 12

Bài viết gồm hai phần: Phần trọng tâm kiến thức và Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 20: Mạch dao động. Hocthoi hi vọng các bạn sẽ dễ dàng ôn tập hơn

A. Lý thuyết

I. Mạch dao động

Mạch dao động: Gồm một tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn cảm thành mạch kín (như hình vẽ).

 Mạch dao động

Nếu điện trở r rất nhỏ (≈ 0): mạch dao động lý tưởng.

Muốn mạch hoạt động → tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch.

Sử dụng điện áp xoay chiều được tạo ra giữa hai bản tụ điện bằng cách nối hai bản này với mạch ngoài.

II. Khảo sát mạch dao động

Biến thiên điện tích trên một bản tụ: $q = q_{0}\cos (\omega t + \varphi )$

Với $\omega  = \frac{1}{\sqrt{LC}}$ là tần số góc của dao động (rad/s).

Chọn q > 0 ứng với lúc bản có điện tích dương.

Dòng điện trong mạch là: $i = \frac{dq}{dt} = i_{0}\cos (\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2})$.

Với  I0 = q0.w

Kết luận: Điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian trong đó i sớm pha hơn q một góc $\frac{\pi }{2}$.

Dao động điện từ tự do: là sự biến thiên theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i (hoặc cường độ điện trường $\overrightarrow{E}$ và cảm ứng từ $\overrightarrow{B}$) trong mạch dao động.

Chu kì của mạch dao động: $T = 2\pi \sqrt{LC}$. (s)

Tần số của mạch dao động: $f = \frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}$.

Năng lượng của mạch dao động (năng lượng điện từ): Tổng năng lượng điện trường (trong tụ điện) và năng lượng từ trường (trong cuộn cảm) của mạch dao động.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: SGK Vật lí 12 – Trang 107

Mạch dao động là gì?

Bài tập 2: SGK Vật lí 12 – Trang 107

Nêu định luật biến thiên của điện tích của một bản tụ điện và cường đôj dòng điện trong mạch dao động.

Bài tập 3: SGK Vật lí 12 – Trang 107

Viết công thức tính chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động.

Bài tập 4: SGK Vật lí 12 – Trang 107

Dao động điện từ tự do là gì?

Bài tập 5: SGK Vật lí – Trang 107

Năng lượng điện từ là gì?

Bài tập 6: SGK Vật lí – Trang 107

Sự biến thiên của dòng điện I trong một mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản tụ điện?

A. i cùng pha với q

B. i ngược pha với q

C. i sớm pha $\frac{\pi }{2}$ so với q.

D. i trễ pha $\frac{\pi }{2}$ so với q.

Bài tập 7: SGK Vật lí 12 – Trang 107

Nếu tăng số vòng dây của cuộn cảm thì chu kì của dao động điện từ sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng.

B .Giảm.

C. Không đổi.

D. Không đủ cơ sở để trả lời .

Bài tập 8: SGK Vật lí 12 – Trang 107

Tính chu kì và tần số dao động riêng của một mạch dao động, biết tụ điện trong  mạch có điện dung là 120pF và cuộn cảm có độ tự cảm là 3mH.

vl12d
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn vật lí 12 bài 20: Mạch dao động . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn vật lí 12. Phần trình bày do Snowhite Snowflakes tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận