Danh mục bài soạn

Soạn văn 7 cánh diều bài 5 Ca Huế

Soạn bài 5: Đọc hiểu văn bản Ca Huế của Vũ Đình Liên sách cánh diều ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. CHUẨN BỊ

Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động hay trò chơi gì?

Hoạt động hay trò chơi đó có những quy tắc, luật lệ nào cần lưu ý?

Trả lời:

  • Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động trình diễn Ca Huế.
  • Các quy tắc cần lưu ý trong trình diễn ca Huế bao gồm quy tắc về:
    • Môi trường diễn xướng (không gian hẹp, không có ánh mặt trời)
    • Số lượng người trình diễn và người nghe
    • Số lượng nhạc cụ

2. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Ở phần (2), những thông tin nào thể hiện quy tắc, luật lệ của ca Huế?

Trả lời:  Tác dụng của cách trình bày văn bản:
  •  Nhan đề “Ca Huế” ngắn gọn, trực tiếp đưa ra đối tượng văn bản giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được chủ đề.
  •  Văn bản được phân làm nhiều tiểu mục, mỗi tiểu mục diễn giải về một khía cạnh trong hoạt động ca Huế, bao gồm: nguồn gốc ca Huế, các quy tắc và phong cách trình diễn, sự bổ sung và sáng tạo của nghệ nhân, giá trị văn hóa của ca Huế. Cách triển khai từng ý một cách rõ ràng, mạch lạc giúp người đọc từng bước nắm được các đặc điểm chính của ca Huế.
  •  Hình ảnh ban nhạc ca Huế được đính kèm bài viết giúp người đọc có cái nhìn cụ thể và trực quan hơn về nội dung đã được giới thiệu trong văn bản.

Câu 2. Hai phong cách trình diễn ca Huế có gì khác nhau?

Trả lời:  Điểm khác biệt giữa hai phong cách biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách nằm ở:
 Phong cách biểu diễn truyền thống Phong cách biểu diễn cho du khách
Quan hệ giữa người biểu diễn và người thưởng thứcNgười diễn và người nghe có quen biết hoặc biết tiếng về nhauNgười dẫn chương trình sẽ làm cầu nối giữa đôi bên
Độ am hiểu của người thưởng thứcNgười nghe am hiểu về ca HuếNgười nghe không cần có hiểu biết rõ ràng về ca Huế
Hoạt động đi kèmHoạt động bình phẩm, đánh giá nghệ thuậtLời giới thiệu khái quát về ca Huế của người dẫn chương

CÂU HỎI

Câu 1. Văn bản Ca Huế giới thiệu về hoạt động gì?

Trả lời: Văn bản Ca Huế giới thiệu về hoạt động trình diễn nghệ thuật ca Huế.

Câu 2. Văn bản Ca Huế gồm ba phần. Có ý kiến cho rằng: Phần (1) nêu giá trị, phần (2) nói về nguồn gốc và phần (3) nêu môi trường diễn xướng của ca Huế. Ý kiến này chưa đúng, em hãy xác định lại nội dung từng phần cho phù hợp.

Trả lời: Nội dung từng phần của văn bản:
  • Phần (1): nguồn gốc ca Huế
  • Phần (2): các quy tắc trong biểu diễn (môi trường, số người, nhạc cụ) và phong cách biểu diễn của ca Huế
  • Phần (3): giá trị đã được công nhận của ca Huế

Câu 3. Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc chuyển nội dung phần (2) sang những quy tắc cụ thể theo mẫu sau:

Nội dung hoạt độngQuy tắc, luật lệ
Môi trường diễn xướng 
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca HuếKhoảng từ 8 đến 10 người
Số lượng người nghe ca Huế 
Số lượng nhạc công 
Số lượng nhạc cụ 
Phong cách biểu diễn 
Trả lời: 
Nội dung hoạt độngQuy tắc, luật lệ
Môi trường diễn xướngKhông gian hẹp, không có ánh mặt trời
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca HuếKhoảng từ 8 đến 10 người
Số lượng người nghe ca HuếHạn chế
Số lượng nhạc côngKhoảng từ 5 đến 6 người
Số lượng nhạc cụ4 đến 6 loại
Phong cách biểu diễnBiểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách

Câu 4. Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế?

Trả lời: Câu cuối cùng của văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế là một Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.

Câu 5. Dựa và các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.

Trả lời:  Khởi nguồn từ một hình thức diễn xướng sang trọng chốn hoàng gia cung đình, ca Huế dần chuyển hóa để trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn với đời sống và thị hiếu của nhân dân. Ca Huế được biểu diễn trong không gian hẹp, không có ánh mặt trời với số lượng người nghe hạn chế. Ban nhạc gồm 8 đến 10 người, trong đó có 5 hoặc 6 nhạc công, chơi một trong các dàn nhạc cụ: tứ tuyệt, ngũ tuyệt hoặc lục ngự. Hai phong cách biểu diễn gồm truyền thống và biểu diễn cho du khách phù hợp với những đối tượng người nghe khác nhau. Hiện ca Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Câu 6. Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.

Trả lời: Một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế:

  1. Hát chèo Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát sinh và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn văn 7 tập 1 cánh diều, giải sách lớp 7 cánh diều, soạn văn 7 bài 5 cánh diều, soạn văn 7 bài Đọc hiểu văn bản Ca Huế
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 cánh diều bài 5 Ca Huế . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn văn 7 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận