Danh mục bài soạn

Soạn văn 7 Cánh diều bài 1 Bài học cuối cùng

Soạn bài 1: Đọc hiểu văn bản - Bài học cuối cùng sách cánh diều ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Tại sao thầy Ha-men lại nói: "... con bị trừng phạt thế là đủ rồi..."?

Trả lời: Thầy Ha-men lại nói: "... con bị trừng phạt thế là đủ rồi..." vì:

  • Phrăng đã nhiều lần chịu trùng phạt.
  • Với thầy Ha-men hiện tại, hình phạt không còn là  cách dạy dỗ phù hợp với học sinh của mình.
  • Việc không được tiếp tục học tiếng Pháp đã là một hình phạt quá nặng nề không chỉ với riêng Phrăng mà toàn người dân Pháp.

Câu 2. Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ in đậm sau: "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù"?

Trả lời: Những dòng chữ in đậm sau: "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù" cho em suy nghĩ tiếng nói của một dân tộc chính là đặc trưng của mỗi dân tộc, là nơi lưu giữ ký ức, bản sắc của dân tộc đó và một dân tộc còn tiếng nói thì dân tộc đó vẫn tồn tại mãi mãi. Những dòng chữ in đậm trên cũng giống như cách nói của Phạm Quỳnh về Truyện Kiều: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.".

Câu 3. Băn khoăn của cậu bé Phrăng về các con chim bồ câu trên mái nhà trường gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Băn khoăn của cậu bé Phrăng về các con chim bồ câu trên mái nhà trường gợi cho em những suy nghĩ:

  • Sự ngây thơ của một cậu bé học sinh đối với tương lai của đất nước.
  • Hình ảnh loài chim thể hiện sự hòa bình cho thấy sự áp bức của quân Phổ đối với người Pháp

2. CÂU HỎI

Câu 1. Em hiểu thế nào về nhan đề Buổi học cuối cùng? Người kể lại câu chuyện là ai? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này.

Trả lời: Em hiểu nhan đề Buổi học cuối cùng nói về buổi học Pháp văn cuối cùng của các học sinh ở vùng An-dát. Đây là buổi học cuối cùng mà học sinh nơi đây còn được học bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng của "Tổ quốc đang ra đi", vì qua ngày hôm sau họ sẽ phải học mọi thứ bằng tiếng Đức.

Câu 2. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện nào? Hãy nêu ra một số biểu hiện cụ thể trong văn bản.

Trả lời: Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện sau:

  • Ngoại hình: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ trong bằng lụa đen thêu mà chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.
  • Cử chỉ, hành động: chuẩn bị những tờ mẫu tập viết mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp.
  • Lời nói: Dịu dàng nói với Phrăng khi cậu vào muộn hay không hiểu bài.
  • Suy nghĩ:
    • Tiếc nuối vì những lần muốn đi câu cá mà không ngại cho học sinh nghỉ học
    • Tiếc nuối vì phải rời xa nơi đã gắn bó từ bốn mươi năm
    • Sự sống còn của một dân tộc chính là ở ngôn ngữ

Câu 3. Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong "buổi học cuối cùng".

Trả lời: Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong "buổi học cuối cùng":

  • Thấy thầy Ha-men ăn mặc trang trọng, nói năng dịu dàng.
  • Nhận thấy lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng.
  • Tiếc nuối vì đã không chăm chỉ học hành trong khoảng thời gian qua.
  • Thương, tội nghiệp thầy.

 Diễn biến tâm trạng: cố gắng đi học => nhận thấy lớp học có điều khác thường => nhận ra sẽ không còn được học tiếng Pháp và cảm thấy tiếc nuối => thương thầy => chăm chú nghe giảng, học bài.

Câu 4. Phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc: thầy Ha-men "người tái nhợt", "nghẹn ngào, không nói được hết câu", "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" và "đầu dựa vào tường", "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu",... Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng gì của thầy Ha-men?

Trả lời: Phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc: thầy Ha-men "người tái nhợt", "nghẹn ngào, không nói được hết câu", "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" và "đầu dựa vào tường", "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu",... Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng đau buồn, xúc động của thầy Ha-men khi buổi học cuối cùng tiếng của "Tổ quốc đang ra đi" đã kết thúc cũng như sự tự do của dân tộc. Ngoài ra chi tiết còn thể hiện sự căm phẫn đối với ách đô hộ. 

Câu 5. Câu chuyện đã bồi đắp cho em những phẩm chất nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi  học xong truyện?

Trả lời:

  • Câu chuyện đã bồi đắp cho em những phẩm chất:
    • Chăm chỉ, cần cù hôm nay để ngày mai không hối tiếc
    • Yêu dân tộc, đất nước từ những điều bình thường, gần gũi nhất.
  • Em rút ra bài học: chăm chỉ, cố gắng và biết trâ trọng những gì đang có.

Câu 6. Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) giải thích lí do vì sao em thích.

Trả lời: Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất là chi tiết cả lớp im lặng tập viết, chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy.

Đoạn văn (6 - 8 dòng) giải thích lí do em thích chi tiết đó:

    Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nổi bật hơn cả chính là chi tiết cả lớp học im lặng tập viết, chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Lớp học chắc hẳn phải tập trung lắm mới có thể yên tĩnh tới mức những tiếng sột soạt trên giấy vốn nhỏ, lại được nghe thấy rõ mồn một. Chi tiết cho thấy cái nhìn tinh tế của nhà văn về sự vật sự việc bình dị của cuộc sống. Đồng thời cũng cho thấy sự trang nghiêm của một lớp học vùng An-dát trong buổi học Pháp văn - tiếng mẹ đẻ của họ lần cuối cùng. Điều đó thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng của những bạn học sinh đối với người thầy đã gắn bó với họ suốt 40 năm, đồng thời cũng thể hiện tình yêu, lòng tôn kính với quê hương, Tổ quốc với tiếng nói của dân tộc.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn văn 7 tập 1 cánh diều, giải sách lớp 7 cánh diều, soạn văn 7 bài 1 cánh diều, soạn văn 7 bài học cuối cùng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 Cánh diều bài 1 Bài học cuối cùng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn văn 7 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận