Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 CTST bài 4 Mênh mông mùa nước nổi

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 4: Mênh mông mùa nước nổi. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ với bạn về những điều em thấy trong ảnh dưới đây:

Lời giải:

Đầm sen và cánh đồng xanh mênh mông, bát ngát

KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1. Mùa nước nổi bắt đầu vào thời điểm nào?

Lời giải:

Mùa nước nổi bắt đầu vào tháng 7

Câu hỏi 2. Những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về?

Lời giải:

Những hình ảnh báo hiệu mùa nước nổi đã về:

  • Tháng Bảy nước nhảy lên bờ.
  • Những con nước lớn đổ về.
  • Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

Câu hỏi 3. Mỗi sự vật dưới đây được tả bằng những từ ngữ nào?

Lời giải:

Mỗi sự vật được tả bằng những từ ngữ:

  • Những chuyến đò ngang sông sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đều tỏa ra đồng đi giăng câu, thả lưới.
  • Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng câu đi qua, như mời gọi gì đó vươn tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi
  • Ánh nắng lóng lánh tràn trề mặt nước. Rồi mặt trời bổng bềnh như quả bóng màu vàng cơm, thoắt cái lặn xuống cánh đồng chiều để trời và nước soi vào nhau, hoà làm một.

Câu hỏi 4. Hình ảnh mặt nước có gì đẹp?

  • Khi những con nước đổ về
  • Khi mặt trời lặn
  • Khi những chuyến đò sang sông

Lời giải:

  • Khi những con nước đổ về: Nước sông dâng lên long lanh như một tốm gương khổng lồ.
  • Khi mặt trời lặn: trời và nước soi vào nhau, hoà làm một.
  • Khi những chuyến đò sang sông: mặt nước dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng

Câu hỏi 5. Mùa nước nổi qua đi để lại những gì cho những vụ mùa sau?

Lời giải:

Có những năm mùa nước nổi về sớm làm ngập chìm những cánh đồng lúa non chưa kịp chín. Nhưng rồi khi mùa nước nổi qua đi, nước lũ lặng lẽ rút dần sau khi chắt chiu bao lớp phù sa nồng nàn cho những vụ mùa sau bội thu trở lại.

2. Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu ca dao:

Lời giải:

Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười

3. Nói 1 - 2 câu về câu ca dao đã sắp xếp được ở bài tập 2.

Lời giải:

Bến Tre là xứ sở của dừa nên nhắc tới Bến Tre người ta sẽ nói ngay tới cây dừa. Còn Đồng Tháp Mười trước giờ vẫn nổi tiếng với  những đầm sen bạt ngạt, về Tháp Mười sẽ dễ dàng bắt gặp những đầm sen trải dài. Bởi thế nên khi nhắc tới hoa sen thì con người sẽ nhớ ngay đến Tháp Mười.

NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi 1. Nghe kể chuyện

Lời giải:

HS tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

Lời giải:

  • Tranh 1:

Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực.

  • Tranh 2:

Gà mơ bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi:

– Bạn sao thế?

Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:

– Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.

  • Tranh 3:

Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:

– Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.

  • Tranh 4:

Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:

– Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.

Câu hỏi 3. Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật

Lời giải:

Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, Tôi soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực. Tôi khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ nhà gà: “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”.

Mọi vật quay qua nhìn tôi và cùng xuýt xoa: “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao, trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Tôi đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Tôi dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Tôi  đang vui sướng, thấy bạn buồn, tôi bỗng bối rối, vội vàng chạy đến khẽ hỏi:

– Bạn sao thế?

Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:

– Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.

Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Tôi an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Tôi nghĩ một lúc rồi quyết định:  cho bạn bông hoa đỏ trên đầu.

Cây sung sướng vẫy là rối rít cảm ơn

Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của tôi biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của tôi

Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện . Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà.Cũng vì thế mà dòng gà Mơ chúng tôi bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy.

VIẾT SÁNG TẠO

Câu hỏi 1. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

Lời giải:

Rặng Trường Sơn chạy dọc phía tây lãnh thổ Việt Nam mang lại cao nguyên Tây Nguyên giàu đẹp cho đất nước. Tây Nguyên có những cánh rừng già trùng điệp, những thung lũng trù phú với những vạt đồi nương trồng lúa, khoai mì, cà phê bạt ngàn nhìn hút tầm mắt. Từng đồi cỏ tranh xanh mướt mát dịu lẫn trong vườn chuối, vườn sầu riêng, vườn bơ. Có cả những vạt đồi ngô xanh rì rào đang kỳ trổ cờ, thụ phấn và đơm bắp. Rừng Tây Nguyên có nhiều gỗ quý và lâm sản có giá trị lớn. Đến thăm Tây Nguyên, em thực sự tự hào về đất nước giàu và đẹp của mình. Em sẽ cố gắng học giỏi để góp sức mình xây dựng quê hương cũng như được đi du lịch suốt dọc chiều dài Tổ quốc.

Câu hỏi 2. Hoàn chỉnh và trang trí bài viết của em.

Lời giải:

HS tự thực hiện.

Câu hỏi 3. Trao đổi với bạn:

a. Những điều em học được ở bài viết của bạn:

b. Những điều bạn có thể thêm vào bài viết:

Lời giải:

HS tự thực hiện.

VẬN DỤNG

Chơi trò chơi Em là hướng dẫn viên:

Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu một địa điểm du lịch trên đất nước Việt Nam.

Lời giải:

Chào mừng các bạn đến với thủ đô ngàn năm văn hiến. Hôm nay tôi sẽ dẫn các bạn đến tham quan một nơi được coi là biểu tượng của thủ đô - hồ Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu cách đây khoảng 6 thế kỷ. Tên của hồ gắn liền với một sự kiện lịch sử vô cùng nổi tiến. Đó là truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến du lịch Hà Nội. Nằm trên một hòn đảo ở phía bắc của Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được nối với phần bờ bằng cây cầu Thê Húc sơn màu đỏ tươi nổi bật. Đến nơi đây, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc, những nét cổ kính và trang nghiêm của ngôi đền. Cùng với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc là biểu tượng cho nét đẹp quyến rũ của hồ Hoàn Kiếm nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Cầu Thê Húc có thiết kế uốn cong hình con tôm, được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ - màu của sự sống, phồn vinh, thịnh vượng. Ngoài các công trình trên, ở hồ Hoàn Kiếm còn có tượng đài Lý Thái Tổ, đài Nghiên, tháp Bút,... đều là những nơi gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của thủ đô. Ở các con đường xung quanh hồ Gươm vào mỗi cuối tuần sẽ là phố đi bộ, người dân có thể lên đây để thư giãn, ngắm cảnh hồ, chụp ảnh hoặc đi dạo. Dù có trải qua bao đời, hồ Gươm vẫn luôn là biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả dân tộc dân tộc nói chung.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 chân trời sáng tạo, tiếng việt 3 tập 2 ctst, giải sách lớp 3 ctst, tv 3 ctst, giải bài 4 Mênh mông mùa nước nổi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 CTST bài 4 Mênh mông mùa nước nổi . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận