Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 CTST bài 2 Những đám mây ngũ sắc

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 2: Những đám mây ngũ sắc. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ về mây sắc của trời theo gợi ý:

Lời giải:

  • Ngày nắng: mây trên bầu trời màu trắng và trôi bồng bềnh, nắng lên cao mây óng vàng một màu nổi bật.
  • Ngày mưa: mây đổi một màu đen xám xịt.

ĐỌC

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1. Những đám mây ngũ sắc xuất hiện thời gian nào? Ở đâu?

Lời giải:

Những đám mây ngũ sắc xuất hiện lúc hoàng hôn ở Trường Sa

Câu hỏi 2. Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc.

Lời giải:

Các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc

  • Thời điểm hoàng hôn có những đám mây được nhuộm sắc xà cừ óng ánh điệu đà.
  • Có những đám mây quay quanh mặt trời và tạo ra lỗ hổng để lọt ánh nắng xuống nhìn như một cái "giếng trời” giữa thiên nhiên.
  • Lại có những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời.

Câu hỏi 3. Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời?

Lời giải:

Những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời nhờ những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời.

Câu hỏi 4. Vì sao ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động?

Lời giải:

Ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động vì những đám mây kì ảo ở Trường Sa luôn thay đổi hình dáng, màu sắc, khiến cho bầu trời trở nên sinh động ở mọi thời khắc.

Câu hỏi 5. Đặt một tên khác cho bài đọc. 

Lời giải:

Đặt một tên khác cho bài đọc: Bầu trời Trường Sa

2. Tưởng tượng đặt tên cho đám mây em thích

Lời giải:

3. Chia sẻ về tên em đặt bài tập 2

Lời giải:

Em đặt tên cho bức tranh thứ nhất là đám mây ngựa trắng vì trông hình dáng của đám mây như một chú ngựa đang chạy nhảy trên bầu trời, dạo chơi cùng với gió và mây.

NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi 1. Đọc lại truyện Giọt sương và cho biết:

a. Em thích nhân vật nào trong câu chuyện?

b. Em thích điều gì ở nhân vật đó?

Lời giải:

a. Em thích nhân vật giọt sương trong câu chuyện

b. Em thích về hành động của giọt sương: muốn vẻ đẹp của mình mãi lưu lại trong mọi người nên đã nhờ chị Vành Khuyên uống mình vào để gửi vẻ đẹp ấy vào giọng hót ngân vang của Vành Khuyên

Câu hỏi 2. Tưởng tượng, nói về dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện Giọt sương.

Lời giải:

Buổi sáng hôm ấy, trên lá non mồng tơi có bé Hạt Sương đang nằm im lấp lánh, hạt sương long lanh, trong ngần đễn nỗi có thể soi mình được, nhìn vào hạt sương ấy là cả một vườn cây, bầu trời xanh mát. Mặt trời lên cao, Hạt Sương biết mình không còn được ở lại đây lâu hơn nữa, nên đã ghé nói với chị Vành Khuyên:
- Chị Vành Khuyên ơi! em không muốn mình rời đi khi ánh nắng rọi xuống, chị hãy giúp em đem vẻ đẹp này giữ lại cho tạo hóa, cho mọi người chị nhé!

Hiểu được ý bé Hạt Sương, chị Vành Khuyên đã hớp từng giọt nhỏ hạt sương và cất giọng hót líu lo, ngân vang cả một bầu trời.

VIẾT SÁNG TẠO

Câu hỏi 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Bạn nhỏ tả đồ vật gì?

b. Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật?

c. Đồ vật đó giúp ích gì cho bạn nhỏ?

d. Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên nào? Vì sao?

e. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?

Lời giải:

a. Bạn nhỏ tả: chiếc ống nhòm

b. Đồ vật đó có đặc điểm nổi bật: Tay nắm của nó được làm bằng cao su vừa khít lòng bàn tay. Hai ống kính có thể điều chỉnh để thu phóng ánh và thay đổi tầm nhìn. Khi ngắm bầu trời bằng “đôi mắt xa", có cảm giác với được những đám, mây ngũ sắc. Đặc biệt, chiếc ống nhòm có khả năng chống nước rất tốt

c. Đồ vật đó giúp ích cho bạn nhỏ: giúp kì nghỉ hè bạn nhỏ thêm ý nghĩa

d. Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên: người bạn nhỏ, người bạn thân thiết. Vì chiếc ồng nhòm luôn sát cánh cùng bạn suốt mùa hè, giúp bạn khám phá thiên nhiên, khám phát bầu trời và biển cả

e. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng: giới thiệu đồ vật đó là gì

Câu hỏi 2. Tìm ý cho đoạn văn tả một đổ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý:

Lời giải:

Khi đi tham quan em phải mang rất nhiều đò nhưng món đồ mà ai cũng cũng không thể thiếu đó là chiếc ba lô. Chiếc ba-lô của em có màu hồng nhạt với hai cái quai bằng da màu đen rất mềm mại và chắc chắn. Mặt ngoài của ba lô được phủ một lớp nhựa bóng loáng, dễ lau chùi và không hề bị ướt khi gặp mưa. Những chiếc khoá, chiếc móc đều có màu hồng, rất xinh xắn. Chiếc ba-lô có 3 ngăn. Hai ngăn to em dùng để quần áo, tập ghi chú. Chiếc ngăn phụ nhỏ hơn, nằm ở phía ngoài cùng, em dùng để vài món đồ ngộ nghĩnh và đồ dùng cá nhân của mình... Ngăn này có khóa rất chắc chắn nên được coi là kho báu quý giá của em. Chiếc ba lô là người bạn đồng hành cùng với em suốt chặng đường dài mỗi khi đi tham quan hay đi đâu xa.

Câu hỏi 3. Nói 1 - 2 câu:

a. Giới thiệu đồ vật

b. Thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật

Lời giải:

a. Giới thiệu đồ vật: Chiếc thước kẻ là món quà cô giáo dạy lớp 1 tặng em vào buổi lễ bế giảng. 

b. Thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật: Em rất thích món quà của cô giáo. Em sẽ giữ chiếc thước kẻ thật cẩn thận.

VẬN DỤNG

Giải ô chữ sau:

 

Lời giải:

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 chân trời sáng tạo, tiếng việt 3 tập 2 ctst, giải sách lớp 3 ctst, tv 3 ctst, giải bài 2 Những đám mây ngũ sắc
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 CTST bài 2 Những đám mây ngũ sắc . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận