Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 3 CTST bài 4 Độc đáo lễ hội đèn Trung thu

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 3 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi 1. Giải các câu đố sau:

Lời giải:

  • Lồng đèn
  • Đèn ông sao

Câu hỏi 2. Thi kể tên các loại đèn trung thu

Lời giải:

  • Lồng đèn ông sao.
  • Đèn cù (đèn ông sư)
  • Lồng đèn quả trám.
  • Lồng đèn hình con vật.
  • Lồng đèn cá chép.
  • Đèn kéo quân.
  • Lồng đèn nhân vật hoạt hình.
  • Lồng đèn handmade

ĐỌC

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1. Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang bừng lên lộng lẫy với đủ sắc màu và kiểu dáng của chiếc đèn lồng khổng lồ.

Câu hỏi 2. Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu?

Lời giải:

Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu: 

  • Người lớn vui vẻ đẩy xe đèn
  • Trẻ em hớn hở ngồi trên xe thích thú ngắm phố phường ngày hội

Câu hỏi 3. Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có gì đặc biệt?

Lời giải:

Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang đặc biệt ở chũ:

  • Đèn ông sao rực rỡ
  • Đèn rồng, đèn phượng bay bổng
  • Đèn rùa và thỏ, đèn hình cô Tấm và quả thị gợi nhắc những câu chuyện cổ thân thương
  • Đèn vê các anh hùng dân tộc mang theo niềm tự hào sâu sắc

Câu hỏi 4. Vì sao người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu?

Lời giải:

Người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu vì:

  • Lễ hội đèn Trung thu còn là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ đầy sắc màu.
  • Mọi người luôn mong chờ đến lễ hội để đón xem những chiếc đèn khổng lồ được làm từ đôi bàn tay khéo léo, chan chứa tình yêu quê hương của các nghệ nhân

Câu hỏi 5. Nói về một loại đèn Trung thu em thích.

Lời giải:

Đêm nay dưới ánh trăng rắm hòa cùng ánh đèn hoa rực rỡ, chúng em lại được náo nức chung vui tết trung thu cùng các bạn nhi đồng và các anh chị thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước.Với chiếc lồng đèn lung linh màu sắc, chúng em xin được cùng tô điểm cho mái trường thân yêu thêm màu sắc rực rỡ của lễ hội trăng rằm. Đối với em lễ hội trăng rằm đêm nay  em thích nhất là chiếc lồng đèn mang hình ngôi sao truyền thống,  là biểu hiện của lá quốc kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em. Bốn cánh ngôi sao làm bằng giấy kiếng màu đỏ, ở giữa lồng đèn trang trí màu vàng nhằm biểu trưng niềm tự hào của chúng ta là “Người Việt Nam màu đỏ, da vàng” và đó cũng là dòng máu của các anh hùng liệt sĩ đã huy sinh giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, để hôm nay chúng em có được cuộc sống thanh bình.

2. Viết 1 - 2 câu văn hoặc sáng tác 2 - 4 dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu mà em thích.

 

Lời giải:

Gợi ý:

Đêm nay là hội trăng rằm

Lòng vui như hội

Em đi rước đèn

Đèn sao muôn màu.

NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi 1. Nghe kể chuyện.

Lời giải:

HS lắng nghe kể chuyện

Câu hỏi 2. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

Lời giải:

  • Tranh 1: Các cô bé, cậu bé tin rằng, cứ mỗi độ đông về, khi gió bấc reo ngoài cửa và những bông tuyết trắng đầu mùa rơi lả tả, là lúc hai vị thần xuất hiện, ban phát cái lạnh se sắt. Đó là lúc vạn vật được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sau cả một năm lao động vất vả, náo nhiệt. 
  • Tranh 2: Họ bảo nhau rằng nếu ai không thích thì họ vẫn có thể ra ngoài làm việc, nhưng sẽ bị rét cóng, thậm chí lạc lối trong rừng do mọi ngả đường đều ngập chìm trong tuyết. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được hai vị thần bảo vệ.
  • Tranh 3: Giữa rừng thẳm có ông già mùa đông và cô bé tuyết đang vui đùa cùng muông thú. Họ chuẩn bị những phần quà thật đặc biệt để tặng cho những đứa bé ngoan.
  • Tranh 4: Lễ hội Mùa Đông đến, ông già mùa đông và cô bé tuyết sẽ ra khỏi rừng và đi về các ngôi làng để gửi tặng những phần quà cho các cô bé, cậu bé.

Câu hỏi 3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Lời giải:

Ngày xửa ngày xưa, các cô bé, cậu bé tin rằng, cứ mỗi độ đông về, khi gió bấc reo ngoài cửa và những bông tuyết trắng đầu mùa rơi lả tả, là lúc hai vị thần xuất hiện, ban phát cái lạnh se sắt. Đó là lúc vạn vật được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sau cả một năm lao động vất vả, náo nhiệt. Họ bảo nhau rằng nếu ai không thích thì họ vẫn có thể ra ngoài làm việc, nhưng sẽ bị rét cóng, thậm chí lạc lối trong rừng do mọi ngả đường đều ngập chìm trong tuyết. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được hai vị thần bảo vệ.
Trong khu rừng sâu thẳm có ông già mùa đông và cô bé tuyết đang vui đùa cùng muông thú. Họ đang chuẩn bị những phần quà thật đặc biệt để tặng cho những đứa bé ngoan. Ngay khi lễ hội Mùa Đông đến, ông già mùa đông và cô bé tuyết sẽ ra khỏi rừng và đi về các ngôi làng để gửi tặng những phần quà cho các cô bé, cậu bé.

Câu hỏi 4. Kể lại đoạn truyện thứ tư, thêm vào cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết theo gợi ý:

 

Lời giải:

Ngay khi lễ hội Mùa Đông đến, ông già mùa đông và cô bé tuyết sẽ ra khỏi rừng và đi về các ngôi làng để gửi tặng những phần quà cho các cô bé, cậu bé. Các cô bé, cậu bé đã rất vui vẻ và thích thú khi nhận được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết. Khi mở gói quà ra, các bạn nhỏ đã rất ngạc nhiên vì những phần quà trong đó là những thứ các bạn đã mong muốn và viết vào thư ước nguyện của mình. Các bạn rất bất ngờ vì những mong ước của mình đã được gửi đến ông già mùa đông và cô bé tuyết.

VIẾT

Câu hỏi 1. Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến.

Lời giải:

Đô vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng, trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai, người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

Câu hỏi 2. Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến.

Lời giải:

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà, … Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.

VẬN DỤNG

Chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ:

  • Chọn một yêu cầu ghi trên Đèn Trung thu khổng lồ.

  • Thực hiện yêu cầu đã chọn.

Lời giải:

Một số bài hát về Trung thu.

  • Chiếc đèn ông sao.
  • Rước đèn tháng Tám.
  • Thằng Cuội.
  • Ông trăng xuống chơi.
  • Vầng trăng cổ tích.
  • Tết suối hồng.
  • Đêm trung thu.
  • Em đi rước đèn.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tiếng việt 3 chân trời sáng tạo, tiếng việt 3 tập 2 ctst, giải sách lớp 3 ctst, tv 3 ctst, giải bài 4 Độc đáo lễ hội đèn Trung thu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 3 CTST bài 4 Độc đáo lễ hội đèn Trung thu . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 3 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận