Giải SBT CTST Giáo dục công dân 7 bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài1 Tự hào về truyền thống quê hương SBT GDCD 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương? Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương.

Hướng dẫn trả lời

  • Tự hào về truyền thống quê hương là thái độ tôn trọng, đồng tình, biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ  những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng dất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Ý nghĩa: Để làm đa dạng, giàu đẹp nền văn hoá của dất nước, quảng bá với bạn bè thế giới.

Bài tập 2:  Em hãy kể tên một số truyền thống đáng tự hào của quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

Một số truyền thống đáng tự hào của quê hương: Truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, ăn trầu, mặc áo dài, đội nón lá...

Bài tập 3: Em hãy nêu một vài biểu hiện đúng và chưa đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương:

Hướng dẫn trả lời:

Biểu hiện đúng: Tôn trọng, bày tỏ thái độ vui vẻ, tích cực về truyền thống quê hương, thường xuyên kể về truyền thống cho bạn bè....

Biểu hiện chưa đúng: Thái độ chê bai, khinh miệt truyền thống, nghĩ rằng đó là lạc hậu.

Bài tập 4: Em cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?

Hướng dẫn trả lời:

Để thể hiện lòng tự hào về truyền quê hương, em sẽ:

- Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
- Tuyên truyền, vận động các bạn và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

- Cố gắng học tập thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương, phát triển truyền thống.

- Tham gia các lớp học về truyền thống...

Bài tập 5: Em hãy trình bày suy nghĩ về câu hát sau:

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người".

(Quê Hương, Giáp Văn Thạch)

Hướng dẫn trả lời:

Câu hát trên là lời nhắc nhở, khuyên nhủ con người về lòng yêu quê hương đất nước. Dù có đi đâu, về đâu, mỗi chúng ta vẫn nên nhớ về quê hương, mảnh đất nuôi ta lớn khôn thành người. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Bài tập 6: Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.

  • Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. truyền thống quê hương.

B. truyền thống gia đình.

C. truyền thống dòng họ.

D. truyền thống dân tộc.

  • Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

  • Câu 3. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Tư tưởng“một người làm quan cả họ được nhờ” “phép vua còn thua lệ làng “trọng nam khinh nữ

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

  • Câu 4. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Nhân ái

B. Thích phô trương, hình thức.

C. Hiếu học.

D. Tôn sư trọng đạo.

  • Câu 5. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy

A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.

B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương truyền thống quê hương?

C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.

D. Làm xấu hình ảnh quê hương.

  • Câu 6. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.

B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: 1-A;  2-B;  3-C;  4-B;  5-C;  6-A;  

Bài tập 7:  Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. T sinh ra trên mảnh đất có truyền thống hát đờn ca tài tử Nam Bộ. T rất yêu thích bộ môn nghệ thuật này nên thường xuyên tham gia các buổi biểu diễn và giới thiệu cho du khách về nét văn hoá đặc sắc này của quê hương.

Tình huống 2. Quê hương của H là vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, có rất nhiều sản vật phong phú. H cho rằng chẳng cần phải chăm chỉ học hành vì sau này lớn lên cũng không sợ đói.

Tình huống 3. Hằng năm, vào dịp lễ hội truyền thống của quê hương, người dân trong làng của N đều tổ chức ăn uống linh đình. Vì cho rằng việc này gây lãng phí của cải, vật chất nên N thường góp ý với bố mẹ mình, vận động bà con, hàng xóm hạn chế mua sắm, tránh lãng phí không cần thiết.

Câu hỏi:

– Em đồng tinh hay phản đối việc làm của các nhân vật trong ba tình huống trên? Vì sao?

– Hành vi nào thể hiện việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương và những tập tục nào cần được xoá bỏ?

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Em đồng tình với tình huống này bởi vì T đã yêu thích, biểu diễn và giới thiệu với mọi người về đờn ca tài tử - nét truyền thống của mảnh đất Nam Bộ. Hơn nữa, T đã thể hiện tốt lòng tự hào, tôn trọng và giữ gìn truyền thống văn hóa đặc sắc của quê hương mình.  

Tình huống 2:  Em phản đối việc làm của  H. Bởi vì thiên nhiên,  sản vật ttuy phong phú nhưng đều có hạn, nếu chúng ta không bảo về mà liên tục khái sẽ gây ra nhiều hậu quả như thiếu tài nguyên thiên nhiên, thiên tai. Việc H cho rằng không cần phải chăm chỉ cho thấy H đã thiếu ý thức bảo vệ thiên nhiên và có phần ỷ lại, thiếu sự cố gắng học tập để phát triển quê hương của mình. 

Tình huống 3: Em đồng tình với việc làm của N. Vì N đã biết ý thức góp ý với mọi người tiết kiệm tiền của, tránh lãng phí và những việc không cần thiết. Đó là việc làm thể hiện tình yêu của N với quê hương, ý thức bảo vệ và góp phần tiết kiệm để phát triển của hương của mình. 

 - Hành vi của T và N là những hành vi thể hiện việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Tập tục tổ chức ăn uoosngg linh đình, gây lãng phí của cải vật chất vào mỗi dịp lễ hội truyền thống của quê hương là tập tục cần được xóa bỏ. 

Bài tập 8: Em hãy sưu tầm và giới thiệu với mọi người về một truyền thống tốt đẹp của quê hương. 

Hướng dẫn trả lời:

- Truyề thống tố chức lễ hội Lồng tông( Lễ hội xuống đồng). Đây là một lễ hội truyền thóng của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Tuyên Quang được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch để cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.  Hằng năm vào ngày lễ hội người dân toàn tỉnh dồn về cùng nhau chung vui, thể hiện tinh thần đoàn kết, tình yêu thương lẫn nhau sau một năm hăng say lao động sản xuất. Lễ hội luôn được  tổ chức quy mô, đảm bảo an toàn  và trên hết luôn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương, phát huy giá trị văn hóa dân tộc,  đồng thời  mở rộng quảng bá hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn. 

Bài tập 9: Tục lệ nào ở quê hương em cần khắc phục hoặc xóa bỏ? Vì sao? Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch để bỏ dần những phong tục ấy?

Hướng dẫn trả lời:

 - Tục lệ xem bói đầu năm chính là một trong những tục lệ cần khắc phục hoặc xóa bỏ. Từ xưa đến nay, xem bói đầu năm đã trở thành thói quen của nhiều người. Với mong muốn biết trước "vận hạn" trong năm, cứ sau dịp Tết Nguyên đán là không ít người lại tìm đến các thầy bói. Tuy nhiên tình trạng “xem số, đoán tướng” diễn ra rất nhiều nơi, tập trung chủ yếu ở đình, chùa, lễ hội. Việc liên tục xem bói gây tốn kém rất nhiều về măt chi phí, hơn nữa trên thực thế có rất nhiều người quá tin lời thầy bói mà gia đình đang êm ấm, hạnh phúc bỗng dưng lục đục, mâu thuẫn... Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng nhiều người lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi cá nhân. 

- Vì vậy, em sẽ đưa ra một kế hoạch để bỏ dần những phong tục ấy. Cụ thể là tuyên truyền với mọi người từ gia đình đến cộng đồng về những mặt không tốt của việc đi xem bói.  Nhắc nhở, khuyên nhủ mọi người không nên quá tin tưởng và việc xe bói, tránh xa khỏi những hành vi trục lợi, lừa đảo. Nếu phát hiện những hành vi đó thì sẽ báo cáo pháp luật, đề nghị chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT CTST Giáo dục công dân 7 bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương, Giải SBT Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT CTST Giáo dục công dân 7 bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công dân 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận