Giải SBT CTST Giáo dục công dân 7 bài 8 Phòng, chống bạo lực học đường

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 8 Phòng, chống bạo lực học đường SBT GDCD 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Em hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

Hướng dẫn trả lời: 

Bạo lực học đường là một biểu hiện cụ thể của hành vi hung tính, trong đó hành vi hung tính được hiểu là hành vi mang tính thù địch, có liên quan đếm cảm giác tuyệt vọng và hẫng hụt, được biểu hiện rõ ràng bằng cường độ biểu đạt lời nói (đe dọa, chỉ trích, vu khống), hành vi (lăng nhục đánh đập) và thái độ (ánh mắt thù địch).Bạo lực học đường hiện nay được xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bắt nguồn từ việc do các em học sinh chưa được  giáo dục đầy đủ về đạo đức, nhân cách, lối sống dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân. Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đã trở thành điều đang lo ngại của gia đình, nhà trường và xã hội, với các biểu hiện nhiều tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt cho nền giáo dục và cần được ngăn chặn triệt để.

Bài tập 2. Em hãy kể tên một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Em ấn tượng nhất với quy định nào? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: 

Dưới góc độ pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì “bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”. Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó.

- Theo Điều 6 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường như sau:

Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

Thứ hai, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

Thứ ba, công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

Thứ tư, tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

Thứ năm, thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

 - Em ấn tượng nhất với Điều 6 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường bởi vì  các quy định này rất đầy đủ, hợp lí và hướng tới một mục đích tích cực là đưa ra các biện pháp phòng chống, bảo vệ học sinh khỏi bạo lực học đường.

Bài tập 3. Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Hướng dẫn trả lời: 

Trước tiên,  phải hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Trẻ sẽ biết phân định đâu là đúng - sai, tốt - xấu. Nhờ đó trẻ biết lựa chọn học hỏi hành vi tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội, tránh được hành vi xấu không được xã hội chấp nhận. Trong các vụ bạo lực học đường, trẻ có thể là nạn nhân và cũng có thể là thủ lĩnh, gấu nhí, nhưng cả hai đều gánh chịu tổn thương về sự phát triển tâm sinh lý, nhân cách. Khi có dấu hiệu bị bạo lực học được, trẻ cần báo ngay với cha mẹ, thầy cô để kịp thời ứng phó trước các tình huống xấu xảy ra. Và sau khi được giải quyết, trẻ cần phải hòa nhập lại với môi trường học tập lành mạnh, giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn tránh tình trạng bạo lực học đường xảy ra lần nữa. 

Bài tập 4. Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền sắp tới về phòng, chống bạo lực học đường, em có đề xuất, kiến nghị gì về vấn đề này? Giải thích vì sao em lại đưa ra đề xuất, kiến nghị ấy.

Hướng dẫn trả lời:

  • Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền sắp tới về phòng, chống bạo lực học đường, em có đề xuất:
  • Đối với những người gây ra bạo lực học đường sẽ bị trừng phạt một cách hợp lý, và pháp luật phải abro vệ người bị bạo lực.
  • Vì hiện nay, đa số người ta khôgn công minh với các vụ này.

Bài tập 5. Em hãy kể lại một tình huống bạo lực học đường từng chứng kiến hoặc biết đến.Tình huống ấy gợi cho em những suy nghĩ gì? Em rút ra được bài học gì qua tình huống trên?

Hướng dẫn trả lời: 

Năm em lên lớp 6,  khi thi đỗ nội trú em đã rời xa gia đình  chuyển từ quê ra huyện học nội trú. Khi em đến ngôi trường mới, em được chia ở phòng cùng 7 bạn khác. Tuy nhiên ở phòng có một bạn cậy cho rằng mình có các anh chị khóa trên bảo kê nên đã bắt nạt một bạn cùng phòng em. Bạn đó còn sai bạn kia đi mua đồ ăn vặt, giặt quần áo, làm trực nhật cho  bạn ấy nếu không sẽ kêu gọi các bạn khác tẩy chay bạn ấy .Điều đó khiến cho em rất sợ,  tức giận và cũng lo lắng vì sợ rằn mình sẽ là nạn nhân tiếp theo. Sau đó em đã cùng các bạn cùng phòng báo với thầy chủ nhiệm và bạn đó đã phải xin lỗi và bị đuổi học. Từ đó, em rút ra được kinh nghiệm là khi gặp trường hợp đó, chúng ta cần bình tĩnh, chia sẻ với các bạn khác và báo các vụ việc với cha mẹ, người lớn để họ có thể giúp đớ, giải quyết. 

Bài tập 6. Em hãy chọn câu trả lời đúng.

Câu 1. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Bạo lực học đường.

B. Bạo lực gia đình.

C. Bạo lực cộng đồng.

D. Bạo lực xã hội.

Câu 2. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đập con cái thậm tệ.

B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

C. Phê bình học sinh trên lớp.

D. Phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.

B. Giáo viên lăng mạ học sinh trên lớp.

C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng.

D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

A. Do thiếu thốn tình cảm,

B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.

C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.

D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?

A. Sự sợ hãi của nạn nhân. ở năng sống ổn đã chung tron

B. Sự ám ảnh của nạn nhân.

C. Sự nổi loạn của nạn nhân.

D. Sự trầm cảm của nạn nhân.

Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.

B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.

C. Giữ kín chuyện để không ai biết.

D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.

Câu 7. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?

A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.

C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.

D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án: 1-A, 2-B,C, 3-B, 4-B, 5-C, 6-D, 7-C

Bài tập 7. Em hãy nêu cách ứng xử trong các tình huống sau:

Trường hợp 1. Do xích mích cá nhân, T rủ một số bạn chặn đường để đánh, doạ nạt H. Em tình cờ đi ngang qua và biết được sự việc đó.

Hướng dẫn trả lời: 

Em sẽ vào khuyên ngăn các bạn ấy không nên làm như vậy. Nếu không được em sẽ báo với người lớn xung quanh hoặc công an. 

Trường hợp 2. Do không kiềm chế được cảm xúc, giáo viên đã có lời xúc phạm học sinh trên lớp.

Hướng dẫn trả lời:

Trao đổi lại với bố mẹ, nhờ bố mẹ nói chuyện lại với giáo viên

Bài tập 8. Em hãy thảo luận với bạn để cùng thiết kế một cuốn cẩm nang giúp học sinh phòng, tránh tình huống bạo lực học đường thường gặp trong nhà trường.

Mở phòng tư vấn tâm lý cho học sinh:

Các hình thức tư vấn:

  •  Hẹn gặp em cuối buổi học tại phòng truyền thống Đội để trò chuyện tâm sự với em về những vấn đề em gặp phải.
  • Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em sống khép kín, hay chơi một mình và ít hoạt động giao lưu với bạn bè.

Bài tập 9. Em hãy viết một lá thư gửi cho những người gây ra bạo lực học đường để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về những hành vi ấy và đưa ra lời khuyên cho họ.

Hướng dẫn trả lời: 

 Hà Nội, ngày .... tháng.... năm  2022

Hợp thân mến!

Dạo này cậu có khoẻ không, tâm trạng chắc cũng ổn rồi đúng không!

Khi biết cậu là người bắt nạt T tớ đã rất tức giận, cảm thấy ghét bỏ cậu. Vì sao cậu lại làm như thế? Chúng ta đều là nhuwxnng người bạn đồng trang lứa với nhau, vì vậy thay vì bạo lực, bắt nạt nhau thì hãy hòa đồng, đối xử bình đẳng và chơi thân thiết với nhau. Cậu nên tạo thói quen tự làm mọi việc, không ai có quyền bắt ép người khác phải làm thay mình vì chúng ta đều bình đẳng.  Tớ biết cậu đợt này đã đang tự kiểm điểm bản thân mình sâu vụ việc vừa rồi. không sao cậu ạ. Cậu đã biết lỗi của mình rồi.  Hãy cố gắng thay đổi và trở nên nhé tốt hơn nhé, tớ tin cậu làm được.

Chúc cậu một đời bình an nhé!

Lan 

Bài tập 10. Em hãy thảo luận với các bạn cùng lớp để thực hiện dự án: “Văn minh học đường”.

Hướng dẫn trả lời

- Đây là một vấn đề vô cùng cần thiết với thời đại ngày nay.

- Học sinh cần được bảo vệ, và yêu thương hơn nữa,

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT CTST Giáo dục công dân 7 bài 8 Phòng, chống bạo lực học đường, Giải SBT Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT CTST Giáo dục công dân 7 bài 8 Phòng, chống bạo lực học đường . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công dân 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận