Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 5: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 5: Thực hành tiếng Việt. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Chỉ ra từ ghép Hán Việt trong cụm từ “các bậc trung thần nghĩa sĩ”?

  1. Trung thần

  2. Nghĩa sĩ

  3. Bậc trung thần, nghĩa sĩ

  4. Cả A và B.

 

Câu 2: Chỉ ra từ ghép Hán Việt và nghĩa của chúng trong cụm từ “lưu danh sử sách”?

  1. Lưu danh: để lại tên tuổi và tiếng thơm sau khi chết

  2. Danh sử: người có công lao lớn với đất nước

  3. Sử sách: sách ghi chép về lịch sử (nói khái quát)

  4. Cả A và C.

 

Câu 3: Nghĩa của thành tố trong cụm từ “binh thư yếu lược” không đúng?

  1. Binh: quân đội, quân lính

  2. Thư: sách

  3. Yếu: kém cỏi

  4. Lược: mưu kế

 

Câu 4: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “thảo” có thể là gì?

  1. Tốt

  2. Cỏ

  3. Nhanh

  4. Viết

 

Câu 5: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “bạch” có thể là gì?

  1. Trắng

  2. Đen

  3. Huyền

  4. Tách

 

Câu 6: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “cô” có thể là gì?

  1. Lẻ loi

  2. U sầu

  3. Cô dì

  4. Giáo viên

 

Câu 7: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “hồi” có thể là gì?

  1. Đi xa

  2. Lên

  3. Trở về

  4. Thời gian

 

Câu 8: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “lão” có thể là gì?

  1. Non

  2. Láo

  3. Cụ

  4. Già

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: “Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ, chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão...”

Tìm thành ngữ trong câu trên đây.

  1. Mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ

  2. Em ấm gối chăn

  3. Bách niên giai lão

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: “Muốn cho người ta tin theo thì phải có danh chính ngôn thuận.”

Tìm thành ngữ trong câu trên đây.

  1. Muốn cho người ta

  2. Tin theo thì phải

  3. Danh chính ngôn thuận

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “thủ” có thể là gì?

  1. Giữ

  2. Phá

  3. Công

  4. Chặt

 

Câu 4: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “tinh” có thể là gì?

  1. Trời

  2. Vội vã

  3. Sao

  4. Sinh dục

 

Câu 5: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “tiền” trong từ “tiền đạo”?

  1. Tiền đồ

  2. Tiền tài

  3. Tiền nhân

  4. Tiền tuyến

 

Câu 6: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thư” trong từ “thư mục”?

  1. Thư viện

  2. Binh thư

  3. Tiểu thư

  4. Thiên thư

 

Câu 7: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thiếu” trong từ “niên thiếu”?

  1. Thiếu nhi

  2. Thiếu niên

  3. Thiếu thời

  4. Túng thiếu

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: “Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc.”

Tìm thành ngữ trong câu trên đây và cho biết ý nghĩa.

  1. Chiêu binh mãi mã: chiêu mộ binh lính, mua ngựa chiến để chuẩn bị chiến tranh

  2. Chiêu binh mãi mã: tuyển dụng quân lính, cải thiện chiến mã

  3. Mãi mã cầm quân: đánh nhau trên lưng ngựa

  4. Mãi mã cầm quân: khi đánh nhau phải giết được kị binh trước

 

Câu 2: “Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc.”

Tìm thành ngữ trong câu trên đây và cho biết ý nghĩa.

  1. Trung quân ái quốc: trung thành với vua và yêu nước, yêu dân

  2. Trung quân ái quốc: đạo quân ở giữa, thường do chủ tướng trực tiếp chỉ huy, theo cách tổ chức quân đội thời xưa

  3. Lòng trung quân ái quốc: lòng yêu thương, thương dân

  4. Câu trên không có thành ngữ.

 

Câu 3: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thâm” trong từ “thâm canh”?

  1. Thâm tím

  2. Thâm canh

  3. Thâm hiểm

  4. Uyên thâm

 

Câu 4: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thiên” trong từ “thiên tuế”?

  1. Thiên lí mã

  2. Thiên hướng

  3. Thiên niên kỉ

  4. Biến thiên

 

Câu 5: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “vị” trong từ “vị trí”?

  1. Chức vị

  2. Thoái vị

  3. Chư vị

  4. Vị giác

 

Câu 6: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “hữu” trong từ “hữu hảo”?

  1. Hữu khuynh

  2. Hữu nghị

  3. Chiếm hữu

  4. Giao hữu

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Đâu không phải là một bước trong cách xãc định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt?

  1. Khi gặp một từ có các yếu tố Hán Việt thông dụng, trước hết, có thể tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.

  2. Tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

  3. Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

  4. Liệt kê những yếu tố đã biết vào một cuốn sổ nhỏ để ta có thể tra cứu bất cứ lúc nào cần thiết.

 

Câu 2: “Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười.”

Nghĩa của thành ngữ trong câu trên là gì?

  1. Chịu đựng nắng mưa, sương gió qua nhiều năm tháng

  2. Có sức mạnh phi thường, có thể làm được những việc to lớn

  3. Ngay thẳng, đúng đắn, rõ ràng, không chút mờ ám

  4. (Sự việc) quá rõ ràng, sáng tỏ, không còn nghi ngờ gì nữa

 

Câu 3: “Chịu đựng nắng mưa, sương gió qua nhiều năm tháng” là nghĩa của thành ngữ trong câu nào?

  1. Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười.

  2. Chữ đề phải quang minh chính đại như ban ngày.

  3. Hầu muốn luyện cho mình thành một người có thể dãi gió dầm mưa.

  4. Họ nhìn lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng, lòng họ bừng bừng, tay họ như có thể xoay trời chuyển đất.




B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. D

2. D

3. C

4. B

5. A

6. A

7. C

8. D

 

 

 

  1. THÔNG HIỂU

1. C

2. C

3. A

4. C

5. B

6. C

7. D

 

 

 

 

  1. VẬN DỤNG

1. A

2. A

3. A

4. B

5. D

6. A

 

 

 

 

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. D

2. D

3. C

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 5: Thực hành tiếng Việt trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 5: Thực hành tiếng Việt . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 Cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận