Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 1: Gió lạnh đầu mùa

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 1: Gió lạnh đầu mùa. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

VĂN BẢN 2: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ở đoạn bọn trẻ sán gần lại chị em Sơn, các câu đối thoại lúc này cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?

  1. Ngưỡng mộ những gì mà chị em Sơn có

  2. Coi thường chị em Sơn nghèo khổ 

  3. Hàm ý chê bai sự giàu sang của chị em Sơn là không chính đáng

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Hoàn cảnh của Hiên thế nào?

  1. Nhà giàu có, hay khinh thường người khác.

  2. Nhà nghèo khổ, không có áo ấm để mặc.

  3. Nhà sung túc nhưng không được bố mẹ yêu thương.

  4. Nhà có điều kiện nhưng hay giả vờ là nghèo khó.

 

Câu 3: Sinh là ai và là người như thế nào?

  1. Là bạn thân của Sơn và là người tốt bụng.

  2. Là em ruột của Sơn và có vẻ mặt dễ thương.

  3. Là em họ của Sơn và có vẻ là người hỗn xược, không thích chị em Sơn.

  4. Là mẹ của Sơn và là người hiền hậu.

 

Câu 4: Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua chi tiết nào?

  1. Sau khi nghe vú già nói chuyện, Sơn lo lắng, bỏ ăn, van xin vú già xem có cách gì không.

  2. Sơn vội vàng đi tìm cái Hiên khắp nơi để đòi lại áo.

  3. Sơn trách mắng chị Lan.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Vì sao chị em Sơn cho Hiên cái áo lại bị mắng?

  1. Vì chị em Sơn không biết là mình đã bị lừa.

  2. Vì chị em Sơn ngu dốt.

  3. Vì chị em Sơn chưa hỏi ý kiến của mẹ.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Ai là tác giả của văn bản “Gió lạnh đầu mùa”?

  1. Thạch Lam

  2. Thanh Tịnh

  3. Tố Hữu

  4. Thế Lữ

 

Câu 7: Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” thuộc thể loại gì?

  1. Truyện trữ tình

  2. Truyện ngắn

  3. Truyện dài

  4. Truyện ma

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Mối liên hệ giữa nhan đề và bối cảnh của truyện là gì?

  1. Nhan đề chính là bối cảnh của truyện.

  2. Vấn đề được nêu ra ở nhan đề gây ra bối cảnh của truyện.

  3. Nhan đề và bối cảnh của truyện có mối tương quan pháp lí.

  4. Không có gì liên hệ với nhau.

 

Câu 2: Ở phần 1, chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?

  1. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất rất khô và trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo

  2. Con vào buồng lấy thúng áo ra, mẹ mặc cho em, đi.

  3. Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào miệng chén cho hơi bốc lên.

  4. Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói: “Rét quá! Múc nước cóng cả tay.”

 

Câu 3: Cái áo bông của Duyên có điều gì đặc biệt?

  1. Chiếc áo đã cũ nhưng vẫn còn lành lặn.

  2. Chủ nhân của chiếc áo là đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi.

  3. Mọi người trong nhà đều phải khóc khi nhìn chiếc áo.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Ở đoạn Sơn đứng đợi chị mình về lấy áo cho Hiên, tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?

  1. Vì cậu cảm thấy mình đã lừa được Hiên.

  2. Vì cậu cảm thấy mình đang làm được một việc tốt.

  3. Vì đó là cảm xúc tự nhiên của cơ thể.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

  1. Mẹ Sơn tưởng là sẽ cho Hiên cái áo nhưng thực tế thì vẫn đòi lại.

  2. Mẹ Sơn quyết định thưởng cho chị em Sơn mà không trách móc.

  3. Khi thấy mẹ gọi vào âu yếm, chị em Sơn tưởng là mẹ vui vì hành động của mình nhưng thực tế thì không phải vậy.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Chất thơ trong truyện này:

  1. Hiện lên qua câu chữ

  2. Toả ra từ tâm hồn trong sáng và tấm lòng thơm thảo của mỗi con người.

  3. Xuất hiện dày đặc và bao trùm toàn bộ câu chuyện.

  4. Cả A và B.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về”.

Câu nói của mẹ Hiên thể hiện điều gì?

  1. Mẹ Hiên là một người có cốt cách, không vì nghèo khổ mà tham một chiếc áo.

  2. Mẹ Hiên khôn ngoan, hiểu chuyện, không để cho Sơn rơi vào thế khó (qua chi tiết: “tôi biết cậu ở đây đùa”)

  3. Mẹ Hiên là một người không chăm chỉ, chịu khó nên không nuôi được gia đình.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Đâu là nội dung chính của văn bản?

  1. Đông đến, mọi người đều rét run. Gia đình Sơn thì có áo mặc nhưng một số gia đình thì không có, ví dụ như gia đình Hiên. Thấy thương chị em Sơn cho Hiên một cái bông mà chưa xin phép mẹ.

  2. Cái lạnh của mùa thu nhẹ nhàng đi qua vùng quê hẻo lánh làm cho tất cả đều cảm thấy dễ chịu. Tất cả mọi người trong cái xóm nhỏ vui đùa cùng nhau.

  3. Chị em Sơn bán cho Hiên một cái áo bông mà chưa hỏi ý kiến mẹ đã dẫn tới cuộc xung đột vũ trang giữa hai người đàn bà lực điền là mẹ Sơn và mẹ Hiên. Cuộc chiến phải nhờ tới sự can thiệp của nhiều người.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùaTôi đi học có gì giống nhau?

  1. Cốt truyện theo kết cấu trữ tình, nhiều nhân vật, nhiều cảm xúc.

  2. Cốt truyện phức tạp, nhiều tuyến nhân vật, nhiều cao trào.

  3. Cốt truyện đơn giản, cô đọng, ít sự kiện.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông?

  1. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn.

  2. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề.

  3. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Đâu là diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo?

  1. Sơn cảm thấy thương cảm cho cô bé Hiên tội nghiệp nhưng sau khi cho chiếc áo thì Sơn còn cảm thấy thương hơn.

  2. Sơn cảm thấy thương cảm cho cô bé Hiên tội nghiệp nên sau khi cho chiếc áo Sơn cảm thấy vui, ấm lòng.

  3. Sơn cảm thấy vui trước khi cho chiếc áo nhưng sau đó lại cảm thấy buồn vì mình tự nhiên mất đi một cái.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ trong phần cuối truyện.

  1. Hai bà mẹ không hiểu rõ ngọn ngành đã tranh cãi nảy nửa, thái độ và cách ứng xử như vậy là không nên.

  2. Hai bà mẹ nói chuyện một cách ôn hoà, giải quyết vấn đề ổn thoả, đó là một điều nên làm.

  3. Mẹ Hiên thì luôn tỏ ra khiêm tốn nhưng mẹ Sơn lại luôn coi thường và chê bai cách ứng xử của gia đình Hiên.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Truyện “Gió lạnh đầu mùa” có ý nghĩa như thế nào?

  1. Chỉ đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ.

  2. Mang giá trị văn học rất cao, đại diện cho văn học Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng 8, thể hiện niềm tin vào cuộc chiến.

  3. Tái hiện cho người đọc cái sự nghèo khổ của vùng nông thôn nước ta thời trước nhưng ở đó con người vẫn yêu thương, đùm bọc nhau, vẫn giữ những phẩm chất đáng quý.

  4. Cả B và C.




B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. A

2. B

3. C

4. D

5. C

6. A

7. B

 

 

 

 

  1. THÔNG HIỂU

1. A

2. D

3. B

4. B

5. C

6. D

 

 

 

 

 

  1. VẬN DỤNG

1. D

2. A

3. C

4. D

5. B

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. B

2. C

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 1: Gió lạnh đầu mùa trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 1: Gió lạnh đầu mùa . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 Cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận