Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 5: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 5: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VĂN BẢN 4: NƯỚC VIỆT NAM TA NHỎ HAY KHÔNG NHỎ?

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”?

  1. Nguyễn Phú Trọng

  2. Nông Đức Mạnh 

  3. Dương Trung Quốc

  4. Dương Trung Hoa

 

Câu 2: Tác giả của văn bản là:

  1. Một nhà báo

  2. Một nhà văn

  3. Một nhà nghiên cứu lịch sử

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Phan Thanh Giản khi đi sứ Tây Kinh lúc tàu đến một cảng biến ngoại quốc, ông đã làm gì?

  1. Tuyên truyền cho người dân nơi đây về tội ác của giặc Pháp trên đất An Nam

  2. Giương quốc kì của sứ đoàn

  3. Lấy tấm lụa rồi dùng son viết hai chữ lớn “Đại Nam” treo lên mũi tàu.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Tác giả cho rằng gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp là:

  1. Hậu quả tất yếu của việc duy trì chế độ phong kiến.

  2. Một nỗi nhục lớn của dân tộc Việt Nam sau hơn một thiên niên kỉ tự chủ.

  3. Điều kiện cho người Việt Nam làm giàu.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Ta đã đạt được những gì trong 20 năm Đổi mới?

  1. Mức tăng GDP thuộc loại nhất nhì khu vực và giữ được sự ổn định về mặt an ninh.

  2. Sức mạnh quân sự, quốc phòng tăng gấp bội.

  3. Nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, không còn bị tụt hậu như trước kia.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Tác giả cho rằng mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng:

  1. Gần hơn bao giờ hết.

  2. Xa vời

  3. Nhanh chóng

  4. Không còn hi vọng.

 

Câu 7: Vị Đại tướng được nhắc đến trong phần 3 là ai?

  1. Võ Nguyên Giáp

  2. Nguyễn Chí Thanh

  3. Võ Chí Công

  4. Hoàng Diệu

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Luận điểm ở phần 1 là gì?

  1. Lịch sử hào hùng và niềm tự hào dân tộc trong thời phong kiến.

  2. Những điểm đặc sắc của “Bình Ngô đại cáo”.

  3. Những con người làm nên lịch sử đất nước thời phong kiến.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Luận điểm ở phần 2 là gì?

  1. Tinh thần và tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh.

  2. Nỗi nhục mất nước đã tạo nên sức mạnh để một dân tộc có thể vùng dậy chống lại quân thù, xây nền độc lập.

  3. Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta đã đặt ra những yêu cầu về đổi mới đất nước.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Luận điểm ở phần 3 là gì?

  1. Tình trạng tụt hậu của nước ta hiện nay, lí do và giải pháp

  2. Khái quát 20 năm công cuộc Đổi mới

  3. Tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam thể hiện rõ nét qua mức tăng GDP

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Luận điểm ở phần 4 là gì?

  1. Ưu, nhược điểm của lối tư duy và hành xử.

  2. Câu chuyện về hai doanh nhân nổi tiếng gây dựng nên nền kinh tế Việt Nam.

  3. Nước ta lớn hay nhỏ là do ta quyết định.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Phần của bài “Bình Ngô đại cáo” mà tác giả đưa vào nói về điều gì?

  1. Nước Đại Việt ta không hề thua kém phương Bắc: chúng ta đều có lịch sử, văn hoá, chủ quyền, hiền tài,…

  2. Những ngày đầu khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống quân Minh.

  3. Những trận thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh

  4. Đất nước ta sau khi giành chiến thắng trước quân Minh.

 

Câu 6: “Đến thế kỉ XIX, chỉ vài trăm tên lính đánh thuê đã hạ nổi thành Hà Nội, nơi có những người anh hùng như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu cầm quân. Những người anh hùng đó đã phải tự vẫn cho khỏi thẹn với núi sông. Những bài học trên ghế học trò “Tổ tiên ta là người Gô-loa (Gaulois)” mà thực dân nhồi sọ; thảm cảnh của những người cu li Việt phải tha phương cầu thực ở những đồn điền hải ngoại và của những trai tráng người Việt sang làm bia đỡ đạn bên trời Âu trong hai cuộc đại chiến cũng như sự khốn cùng của nhân dân dưới ách áp bức của thực dân và phong kiến...”

Đoạn trên đây là gì?

  1. Bằng chứng cho những nỗi nhục nhã mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu thời kì thực dân Pháp đô hộ.

  2. Những thứ đã dồn nén lòng tự ái dân tộc thành một sức mạnh phi thường khi có được ngọn cờ tụ nghĩa.

  3. Những gì mà người Việt đã đạt được trong cuộc kháng chiến với thực dân Pháp

  4. Cả A và B.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Em hiểu nhan đề văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” như thế nào?

  1. Nhan đề cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình trạng đất nước, dù rất giàu có nhưng lại nhỏ bé về diện tích.

  2. Tác giả muốn đi tìm về cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

  3. Tác giả muốn bàn về tình trạng tụt hậu của Việt Nam nhưng lại để câu hỏi nhằm gợi cho người đọc suy nghĩ.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Phần 1 và 2 của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì?

  1. Hỗ trợ việc lập luận ở các phần sau.

  2. Cho người đọc thấy rằng nước Việt Nam ta trước đây không hề nhỏ bé bởi suy nghĩ và hành động.

  3. Tái hiện khung cảnh hoàng tráng của lịch sử nước nhà.

  4. Cả A và B.

 

Câu 3: Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?

  1. Niềm tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm, đoàn kết làm nên những điều tươi đẹp cho đất nước.

  2. Sức mạnh quân sự của đất nước với những bộ não thiên tài.

  3. Sự lãnh đạo tài tình của những con người như: Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Phan Bội Châu,…

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Theo tác giả bài nghị luận, nguyên nhân nào dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới?

  1. Tinh thần yêu nước mù quáng

  2. Nếp nghĩ và hành xử của người Việt Nam

  3. Hậu quả của chiến tranh

  4. Cả B và C

 

Câu 5: Dựa vào câu trả lời ở câu 4 phần Vận dụng. Tác giả đã đưa ra lí lẽ nào cho điều này?

  1. Chiến tranh tàn phá của cải vật chất, để lại những hậu quả rất nặng nề. Chiến tranh mang lại nhiều đau thương mất mát, kể cả những di chứng lâu dài cho con người,... 

  2. Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ. 

  3. Không ít những phát biểu của các quan chức luôn khiến ta nghĩ rằng Tổ quốc của mình giống như những địa phương mong được xếp vào diện nghèo hay vùng sâu, vùng xa của thế giới để được hưởng những ưu tiên, trợ giúp, mà không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay?

  1. Nó đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là thế hệ trẻ phải ra sức bảo vệ đất nước và phát triển đất nước nên một tầm cao mới.

  2. Có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho thế hệ trẻ hiểu được tình trạng của nước ta và thôi thúc tinh thần của họ.

  3. Nó phản ánh ước nguyện của những bậc tiền nhân, mong muốn có một thể hệ trẻ tài năng để kế thừa di sản dân tộc.

  4. Cả A và B.

 

Câu 2: Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”?

  1. Luôn luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện, làm việc để bắt kịp khoa học, công nghệ của thế giới.

  2. Phải tự lực cánh sinh, không nên dựa dẫm vào sự hỗ trợ tiền của, không đổ thừa cho hoàn cảnh.

  3. Không tự coi mình là kém cỏi so với các nước khác.

  4. Tất cả các đáp án trên.




B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. C

2. C

3. C

4. B

5. A

6. B

7. A

 

 

 

 

  1. THÔNG HIỂU

1. A

2. B

3. A

4. C

5. A

6. D

 

 

 

 

 

  1. VẬN DỤNG

1. C

2. D

3. A

4. D

5. D

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. B

2. D

 

 

 



 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 5: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 5: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 Cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận