Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng Việt. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Sắc thái nghĩa của từ ngữ là gì?

  1. Là nghĩa chính của từ ngữ.

  2. Là nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ.

  3. Là nét nghĩa được hình thành trong quá trình xã giao.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Đâu là sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ?

  1. Sắc thái miêu tả

  2. Sắc thái biểu cảm

  3. Sắc thái ngọt ngào

  4. Cả A và B.

 

Câu 3: Các từ ghép “trắng tinh, trắng xoá” đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ:

  1. Nét nghĩa ẩn giữa sự thuần khiết và sự nhạt nhoà

  2. Yếu tố chính “trắng”

  3. Các yếu tố phụ “tinh, xoá”

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Các từ thuần Việt thường có sắc thái như thế nào?

  1. Thân mật

  2. Trang trọng

  3. Cao thượng

  4. Bần hàn

 

Câu 5: Các từ Hán Việt thường có sắc thái như thế nào?

  1. Thân mật

  2. Trang trọng

  3. Cao thượng

  4. Bần hàn

 

Câu 6: Trong nói (viết), cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái phù hợp để:

  1. Nâng cao hiệu quả giao tiếp

  2. Biến bản thân thành một con người trí thức

  3. Thiết lập phong thái mới

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 7: Từ nào sau đây đồng nghĩa với “ngút ngát”?

  1. Heo hút

  2. Thênh thang

  3. Lung tung

  4. Ngút ngàn

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Vì sao từ “ngút ngát” phù hợp hơn trong văn cảnh này so với các từ đồng nghĩa của nó?

Sông Gâm đôi bờ cát trắng

Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại

Xanh lên ngút ngát một màu

  1. Vì từ này mang sắc thái trang trọng còn các từ đồng nghĩa với nó chỉ mang sắc thái thông tục

  2. Vì nó vừa phù hợp với âm điệu của dòng thơ vừa thể hiện được sự rộng lớn, cao vút. 

  3. Vì từ này có khả năng mô tả mạnh mẽ hơn các từ đồng nghĩa với nó.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Xem khổ thơ ở câu 1 phần Thông hiểu. Tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong khổ thơ này đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả là gì?

  1. Cho người đọc thấy được những góc khuất trong lòng của tác giả.

  2. Tăng tính gợi hình, gợi cảm, bộc lộ mạnh mẽ cảm xúc thương nhớ của nhà thơ.

  3. Mang sắc thái biểu cảm cao, đại diện cho một lối tư duy ở thời điểm bài thơ được sáng tác

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: “Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và ………..”

Hãy điền từ còn thiếu vào câu trên.

  1. Vợ

  2. Phu nhân

  3. Con ghệ

  4. Con sư tử

 

Câu 4: Cho câu văn: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Từ Hán Việt “phụ nữ” được dùng để làm gì?

  1. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

  2. Tạo sắc thái thân thuộc, tự nhiên, mang tính dân tộc

  3. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

  4. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

 

Câu 5: Cho câu văn: “Bác sĩ đang khám tử thi”.

Từ Hán Việt “tử thi” được dùng để làm gì?

  1. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

  2. Tạo sắc thái thân thuộc, tự nhiên, mang tính dân tộc

  3. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

  4. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

 

Câu 6: Cho đoạn trích:

“Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.”

Các từ Hán Việt “kinh đô, yết kiến, Trẫm, bệ hạ, thần” được dùng để làm gì?

  1. Tạo sắc thái hoàng gia, hùng tráng, tư tưởng lớn

  2. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

  3. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

  4. Những từ này không phải từ Hán Việt.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho câu văn: “Người lớn bây giờ có xu hướng thích xem phim hoạt hình”.

Từ Hán Việt “người lớn” được dùng để làm gì?

  1. Tạo sắc thái hoàng gia, hùng tráng, tư tưởng lớn

  2. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

  3. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

  4. Từ này không phải từ Hán Việt.

 

Câu 2: Tại sao ta không nên lạm dụng từ Hán Việt?

  1. Vì điều đó có thể làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

  2. Vì điều đó khiến cho suy nghĩ của chúng ta trở nên Hán hoá, không giữ được những phẩm chất trong sáng của người Việt.

  3. Vì điều đó khiến cho tiếng Trung thâm nhập mạnh mẽ vào tiếng Việt, làm mất bản sắc của tiếng Việt.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự lạm dụng từ Hán Việt?

  1. Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

  2. Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng!

  3. Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan – thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.

  4. Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.

 

Câu 4: Tác dụng biểu đạt của điển tích “Nếm mật nằm gai” trong văn bản “Bình Ngô đại cáo” là gì?

  1. Thể hiện siêu năng lực ăn mật đắng, nằm trên gai của nghĩa quân Lam Sơn.

  2. Tạo sự đối xứng về cấu trúc với vế đối trước đó.

  3. Thể hiện khả năng phi thường của Lê Lợi khi bị quân địch tra tấn.

  4. Thể hiện ý chí, nhiệt huyết cứu nước của người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn.

 

Câu 5 Tác dụng biểu đạt của điển tích “Dựng cần trúc” trong văn bản “Bình Ngô đại cáo” là gì?

  1. Tái hiện những ngày đầu dấy nghĩa: thiếu thốn, gian nan mà khí thế hào hùng.

  2. Thể hiện sự đổi mới trong cách dụng binh, không sử dụng cờ mà dùng cây trúc.

  3. Làm cho câu thơ trở nên hoa mĩ, phù hợp với phong cách cổ xưa.

  4. Đây không phải điển tích.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Từ nào trong khổ thơ sau đồng nghĩa với “đỏ” hoặc thường đi kèm với “đỏ”. Nghĩa/sắc thái nghĩa của từ đó là gì?

Thủng cắp bên hông, nón đội đầu, 

Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, 

Trông u chẳng khác thời con gái 

Mắt sáng, môi hồng, mà đỏ au.

  1. “Thắm”: chỉ màu đỏ đậm, tươi; “au”: chỉ màu đỏ tươi, ửng lên, trông thích mắt

  2. “Hồng”: chỉ màu đỏ nhạt; “au”: chỉ màu đỏ tươi, ửng lên, trông thích mắt

  3. “Thắm”: chỉ màu đỏ đậm, tươi

  4. “The nâu”: chỉ màu đỏ đậm, đen

 

Câu 2: Hãy tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây.

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng, 

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, 

Chập chờn sống lại những ngày không.

  1. Xao xác

  2. Xao xác, não nùng

  3. Xao xác, não nùng, chập chờn

  4. Xao xác, não nùng, chập chờn, dĩ vãng




B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. B

2. D

3. C

4. A

5. B

6. A

7. D

 

 

 

 

  1. THÔNG HIỂU

1. B

2. B

3. B

4. C

5. A

6. C

 

 

 

 

 

  1. VẬN DỤNG

1. D

2. A

3. B

4. D

5. A

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. C

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng Việt trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng Việt . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 Cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận