Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 1: Người mẹ vườn cau

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 1: Người mẹ vườn cau. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

VĂN BẢN 3: NGƯỜI MẸ VƯỜN CAU

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Truyện ngắn này viết về đề tài gì?

  1. Gia đình

  2. Người mẹ 

  3. Lòng hiếu thuận

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Hãy giải thích nhan đề “Người mẹ vườn cau”.

  1. Vì vườn cau sinh ra người mẹ.

  2. Vì nhân vật chủ đạo được người kể nhắc đến trong truyện là người mẹ gắn bó với vườn cau.

  3. Vì người mẹ vườn cau là người truyền cảm hứng cho nhân vật chính ước mơ trờ thành một chiến sĩ.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Ai là người kể câu chuyện?

  1. Nhân vật “tôi”

  2. Bố của tác giả

  3. Mẹ của tác giả

  4. Người mẹ vườn cau

 

Câu 4: Ai là tác giả của văn bản “Người mẹ vườn cau”?

  1. Nguyễn Ngọc Tư

  2. Nguyễn Khoa Điềm

  3. Thanh Tịnh

  4. Thạch Lam

 

Câu 5: “Nội vườn cau” là:

  1. Gia đình bên nội của nhân vật “tôi.

  2. Một trong số những người bà của nhân vật “tôi”

  3. Bên trong vườn cau

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Câu nào sau đây đúng về nội vườn cau?

  1. Bà ở một mình.

  2. Nhà nội nhỏ xíu, mái lá dột tong tong

  3. Nội gầy gò, cười phô cả lợi

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 7: Hôm nhân vật “tôi” về thăm quê là dịp gì?

  1. Giỗ một người chú.

  2. Đại lễ mừng thọ 80 của nội.

  3. Tết Nguyên Đán

  4. Tết Trung Thu.

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nội dung của phần 1 là gì?

  1. Bài kiểm tra văn khó nhằn

  2. Chuyến về thăm quê khi còn nhỏ của người kể chuyện.

  3. Bản chất con người của người cha của nhân vật chính

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Nội dung của phần 2 là gì?

  1. Người cha của nhân vật “tôi” đã vươn lên tầm quốc gia, xuất hiện trên ti vi.

  2. Chuyến thăm đầy bất ngờ của chú Biểu.

  3. Một tình huống khiến người cha của nhân vật “tôi” nhớ về mẹ mình và muốn về thăm.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Câu văn nào cho thấy nội vườn cau rất quan tâm đến con cháu?

  1. Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm.

  2. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho tôi, đôn hậu bảo: “Ăn cho mau lớn, con”.

  3. Ba tôi cùng các chú nói chuyện huyên thuyên, toàn là chuyện ngày xưa.

  4. Cả A và B.

 

Câu 4: Không khí khi có mặt của mọi người ở nhà nội như thế nào?

  1. Buồn sầu

  2. Tranh cãy nảy nửa

  3. Vui tươi

  4. U ám

 

Câu 5: Lời thoại của chú Biểu có mục đích gì?

  1. Chê trách ba “tôi” là vong ơn phụ nghĩa, giàu rồi là quên đi quá khứ đói khổ.

  2. Tán dương khích lệ những gì ba “tôi” đã làm được.

  3. Nhắc nhở ba “tôi” phải nhớ về má mình, phải về thăm má.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Cốt truyện của văn bản này thế nào?

  1. Đơn giản

  2. Phức tạp

  3. Phức tạp, nhiều tuyến nhân vật.

  4. Hư cấu.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ngôi kể trong truyện là ngôi thứ mấy và tác dụng là gì?

  1. Ngôi thứ nhất. Tác dụng: Bộc lộ được cảm xúc cá nhân.

  2. Ngôi thứ nhất. Tác dụng: Trung hoà các yếu tố mô tả.

  3. Ngôi thứ ba. Tác dụng: Cho một cái nhìn khái quát về tổng thể câu chuyện.

  4. Ngôi thứ ba. Tác dụng: Tăng cường yếu tố lập luận trong truyện.

 

Câu 2: Đâu là một chi tiết tiêu biểu về hình ảnh “người mẹ vườn cau”?

  1. Bà có khí chất của một người thủ lĩnh, luôn biết cách tổ chức các cuộc vui chời.

  2. Bà gắn bó cả đời với vườn cau, có kĩ năng buôn bán rất tốt.

  3. Bà là một bà mẹ anh hùng, anh hùng theo một cách riêng, điều khiến cho nhân vật “tôi” cảm thấy yêu thương bà.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Đâu không phải chi tiết cho thấy nội rất yêu quý “tôi”?

  1. Bà nội dẫn tôi ra vườn xem vườn cây đầy quả, đầy màu sắc.

  2. Nội ôm tôi vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kẽo kẹt.

  3. Bà nội nuôi cho tôi một khát khao cháy bỏng sau này sẽ trở thành một doanh nhân tầm cỡ.

  4. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được.

 

Câu 4: Câu nào sau đây đúng về ngôn ngữ trong văn bản?

  1. Sử dụng nhiều ngôn từ địa phương.

  2. Ngôn từ mang tính giản dị, thôn quê, đời thường, có nhiều câu đối thoại.

  3. Sử dụng tính từ, động từ, trạng từ để mô tả, gợi sắc thái biểu cảm.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Tại sao lúc ban đầu “tôi” không nghĩ nội là một anh hùng?

  1. Vì trong suy nghĩ của “tôi”, anh hùng phải cầm súng, cầm kiếm oai phong giết kẻ địch.

  2. Vì trong suy nghĩ của “tôi”, chỉ cần làm được những việc phi thường thì có thể coi là anh hùng.

  3. Vì “tôi” chưa bao giờ gặp nội của mình.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cốt truyện của văn bản “Người mẹ vườn cau” có gì đáng chú ý?

  1. Nhân vật “tôi” viết rất tốt, chạm đến trái tim người đọc mà lại bị phê là viết kém.

  2. Khiến người ta phải suy nghĩ, cảm thấy sâu lắng: Khi ba của nhân vật “tôi” chuyển lên tỉnh thì không gặp lại mẹ mình nữa, tuy nhiên tình cảm của mẹ đã khiến anh ta phải chạnh lòng.

  3. Không đi theo logic thông thường, mượn một việc khác để từ đó mới nói vào chuyện chính của mình.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc là gì?

  1. Giáo viên dạy văn cần xem xét lại cách đánh giá một bài văn, không nên theo khuôn mẫu.

  2. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

  3. Mỗi người chỉ nên yêu và cưới một người, không nên cưới nhiều người.

  4. Tất cả các đáp án trên.




B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. 

2. 

3. 

4. 

5. 

6. 

7. 

8. 

9. 

10. 

 

  1. THÔNG HIỂU

1. 

2. 

3. 

4. 

5. 

6. 

7. 

8. 

9. 

10. 

 

  1. VẬN DỤNG

1. 

2. 

3. 

4. 

5. 

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. 

2. 

3. 

4. 

5. 




Bài mở đầu

Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 1: Người mẹ vườn cau trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 1: Người mẹ vườn cau . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 Cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận