Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

VĂN BẢN 2: NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HOÁ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Thời gian trong bài thơ là khi nào?

  1. Mùa xuân

  2. Mùa hạ

  3. Mùa thu 

  4. Mùa đông

 

Câu 2: Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ thơ cuối?

  1. Nếu mai em về Chiêm Hoá

  2. Đầu xuân đi hội “lùng tùng”

  3. Quả còn chạm vai thì nhặt

  4. Ngày lành duyên tốt mừng nhau

 

Câu 3: Thiên nhiên của Chiêm Hoá có những màu sắc chủ đạo nào?

  1. Đen và trắng

  2. Đen và xanh

  3. Hồng và tím

  4. Xanh và trắng

 

Câu 4: Đâu không phải một từ láy trong bài thơ?

  1. Ngút ngát

  2. Rung rinh

  3. Mơn mởn

  4. Duyên quá

 

Câu 5: Các cô gái Dao đính ở hai bên ngực áo cái gì?

  1. Vòng bạc

  2. Ngù hoa

  3. Sắc chàm

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Ai là tác giả của bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”?

  1. Mai Liễu

  2. Đặng Trần Côn

  3. Đoàn Thị Điểm

  4. Nguyễn Bỉnh Khiêm

 

Câu 7: Chiêm Hoá là:

  1. Một thành phố ở Điện Biên Phủ.

  2. Một huyện ở Đắc Lắc

  3. Một xã ở Cao Bằng

  4. Một huyện ở Tuyên Quang

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Câu thơ “Cho ta gửi nỗi nhớ cùng” thể hiện điều gì về nhân vật trữ tình?

  1. Là một người chỉ biết nhờ vả, không tự làm

  2. Là một người mơ mộng viển vông vì nỗi nhớ không thể nào gửi đi được.

  3. Là một người yêu quê hương

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Câu nào sau đây nói đúng về thiên nhiên của Chiêm Hoá?

  1. Một vùng núi non sông nước huyển ảo vô cùng vô tận.

  2. Một vùng núi non sông nước đang tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

  3. Thiên nhiên có những thứ đẹp như những ngọn đồi xanh, cây đào hồng thắm nhưng cũng có cả những thứ xấu xí.

  4. Thiên nhiên bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.

 

Câu 3: Trong khổ thơ 4, “hương” vần với từ nào?

  1. Quá

  2. Mọng

  3. Đường

  4. Cả B và C.

 

Câu 4: Thể thơ của bài thơ này là gì?

  1. Thơ lục bát

  2. Thơ sáu chữ

  3. Thơ thất ngôn bát cú

  4. Thơ bảy chữ

 

Câu 5: Câu nào trong khổ thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá?

  1. Câu thứ nhất

  2. Câu thứ hai

  3. Câu thứ hai và thứ ba

  4. Câu thứ ba và thứ tư

 

Câu 6: Tìm từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”?

  1. Hồi

  2. Trở lại

  3. Tiến

  4. Cả A và B.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu là bố cục đúng của bài thơ?

  1. 2 khổ đầu: vẻ đẹp con người, 2 khổ sau: vẻ đẹp thiên nhiên, khổ cuối: lễ hội truyền thống và mong ước lứa đôi.

  2. 2 khổ đầu: vẻ đẹp thiên nhiên, 2 khổ sau: vẻ đẹp con người, khổ cuối: lễ hội truyền thống và mong ước lứa đôi.

  3. Khổ đầu: mong ước muốn về quê, khổ 2: vẻ đẹp con người, 2 khổ sau: vẻ đẹp thiên nhiên, khổ cuối: mong ước lứa đôi.

  4. Khổ đầu: mong ước muốn về quê, khổ 2: vẻ đẹp thiên nhiên, 2 khổ sau: vẻ đẹp con người, khổ cuối: mong ước lứa đôi.

 

Câu 2: Đâu là mạch cảm xúc của bài thơ?

  1. Đi từ vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người đến mong ước thành đôi.

  2. Đi từ vẻ đẹp con người, vẻ đẹp thiên nhiên đến mong ước thành đôi.

  3. Đi từ khuôn khổ xã hội đến vẻ đẹp riêng tư, ngọt ngào của con người.

  4. Đi từ vẻ vẻ đẹp riêng tư, ngọt ngào của con người đến những trăn trở về cuộc sống.

 

Câu 3: Điểm hay trong cách miêu tả vẻ đẹp của con gái bản Tày là gì?

  1. Tác giả dùng cách nói phóng đại, mô phỏng vẻ đẹp của sử thi để mô tả vẻ đẹp của con người thực tế.

  2. Cách mô tả vẻ đẹp của con người thông qua thiên nhiên.

  3. Cách nói “chỉ riêng … cũng”. Điều này nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp đã nói ở trước.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Ta hiểu câu thơ “Ngày lành duyên tốt mừng nhau” như thế nào?

  1. Sắp đến đám cưới rồi.

  2. Mong ước về những chuyện tình đối lứa đẹp đẽ.

  3. Cuộc sống nơi đây toàn là chuyện vui.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Vì sao nên chọn từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá” thay vì các từ đồng nghĩa khác?

  1. Tạo sắc thái trang trọng, thuần Việt

  2. Nêu lên được cảm hứng về quê hương

  3. Tạo sắc thái thân thuộc và đảm bảo số từ trong dòng thơ.

  4. Cả A và B.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?

  1. Yêu thương và nhớ quê hương

  2. Chán ghét một vùng quê lụi tàn

  3. Yêu thương nhưng có tính vụ lợi, không chân thành.

  4. Cả B và C.

 

Câu 2: Đâu là cách đặt nhan đề của bài thơ này?

  1. Chọn một sự việc khơi nguồn cảm hứng

  2. Dựa vào ý khái quát của toàn bộ nội dung bài thơ

  3. Không để nhan đề để cho ngươi người đọc tự suy ngẫm

  4. Tất cả các đáp án trên. 




B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. A

2. A

3. D

4. D

5. B

6. A

7. D

 

 

 

 

  1. THÔNG HIỂU

1. C

2. B

3. C

4. B

5. C

6. D

 

 

 

 

 

  1. VẬN DỤNG

1. B

2. A

3. C

4. B

5. C

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. A 

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa trắc nghiệm Ngữ văn 8 Cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Cánh diều bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 Cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận