Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

 
 

Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 24 biển và đại dương

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 24 biển và đại dương

Cách làm cho bạn:

Câu 1: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu? Độ muối của biển và đại dương có giống nhau hay không? Tại sao?

Trả lời:

Độ muối trung bình của các biển và đại dương là 35 %0

Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau vì tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào ít hay nhiều và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Nếu vùng biển có nước sông chảy vào nhiều sẽ không mặn bằng vùng biển không chịu tác động của nước sông. Nếu vùng biển có độ bốc hơi lớn sẽ có độ muối trung bình lớn hơn so với vùng biển ít bốc hơi.

 

Câu 2: Biển khác với đại dương thế nào? Biển có thông với đại dương không?

Trả lời:

Biển là một bộ phận của đại dương, nằm kế cận hoặc xa đất liền.

Đại dương là vùng nước mặn rộng lớn.

Biển có những đặc điểm riêng về độ muối, nhiệt độ, độ bốc hơi,...

Biển và đại dương đều thông với nhau và luôn luôn vận động , tạo ra các hiện tượng: sóng, thủy triều và các dòng biển.

 

Câu 3: Biển và đại dương có những hình thức vận động nào? Nêu khái niệm và nguyên nhân?

Trả lời:

Vận động

Sóng

Thủy triều

Dòng biển

Khái niệm

Là sự dao động tạo chỗ của nước biển và đại dương

Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên lấn sâu vào đất liền, có lúc rút xuống lùi tít ra xa.

Là hện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trên biển và đại dương

Nguyên nhân hình thành

Chủ yếu do gió.

Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần

Do sức hút của mặt trăng và một phần của mặt trời

Chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: Tín phong, Tây ôn đới…

 

Câu 4: Sóng là gì? Nguyên nhân tạo ra sóng?

Trả lời:

Sóng là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng. Đó là sự chuyển động (dao động) tại chỗ của các hạt nước biển.

Sóng được sinh ra nhờ gió hoặc do động đất, gió càng mạnh, sóng càng lớn. Động đất sinh ra sóng thần (sóng cao vài chục mét).

 

Câu 5: Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều? Có mấy loại thủy triều, kể tên các loại đó?

Trả lời:

  • Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên và hạ xuống hoặc lùi ra xa trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc theo chu kì.
  • Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng làm cho nước các biển và đại dương lên xuống. Sự vận động lên xuống sinh ra thủy triều trong ngày và những thời kỳ triều cường, triều kém trong tháng.
  • Có 2 loại thủy triều đó là:
    • Nhật triều (nước biển dâng lên, xuống mỗi ngày 1 lần).
    • Bán nhật triều (mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần).

 

Câu 6: Hàng tháng có 2 lần thủy triều lên cao nhất và 2 lần xuống thấp nhất là vào những ngày nào?

Trả lời:

  • Vào ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng) thủy triều lên cao nhất, đó là ngày triều cường.
  • Vào ngày Trăng lưỡi liềm (đầu tháng ngày 7, 8), và ngày Trăng lưỡi liềm (cuối tháng ngày 23, 24), thủy triều xuống thấp nhất, đó là ngày triều kém.

 

Câu 7: Tại sao lại gọi triều cường và triều kém?

Trả lời:

  • Người ta gọi là triều cường vì đó là những ngày thủy triều lên cao nhất. Mặt Trăng và Mặt Trời phối hợp với nhau tạo ra sức hút lớn.
  • Người ta gọi triều kém vì đó là những ngày thủy triều xuống thấp vì vị trí Mặt Trăng và mặt trời thẳng góc với nhau nên sức hút yếu.

 

Câu 8: Dòng biển là gì? Có mấy loại dòng biển?

Trả lời:

Trong các biển và đại dương, có những dòng nước chảy giống như những dòng sông trên lục địa gọi là dòng biển hay hải lưu.

Các dòng biển chuyển động theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín Phong hay gió Tây ôn đới...

Có 2 loại dòng biển:

  • Dòng biển nóng.
  • Dòng biển lạnh.

 

Câu 9: Trình bày hướng chuyển động của các dòng biển trong đại dương thế giới? Nêu ảnh hưởng của các dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng?

Trả lời:

  • Hướng chuyển động của các dòng biển trong đại dương:
    • Các dòng biển nóng thường chảy từ các vùng vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao.
    • Các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp.
  • Ảnh hưởng của các dòng biển tới khí hậu vùng bờ là: Các vùng ven biển, nới có dòng biển nóng chảy qua có nhiệt độ cao hơn và mưa nhiều hơn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua.

 

Câu 10: Nêu vai trò của biển và đại dương?

Trả lời:

Vai trò của biển và đại dương là:

  • Là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật đa dạng
  • Cung cấp nhiều nguồn tài nguyên có giá trị
  • Là nơi vận chuyển hàng hóa giữa các nước trên thế giới
  • Là nơi cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến, công nghiệp hóa dầu….
  • Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận