Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

 
 

Hệ thống lý thuyết và câu hỏi ôn thi môn địa lí 6 kì 2 năm học 2018 mới nhất

Chuyên mục: Soạn địa lí 6

Nhằm phục vụ tốt nhất cho các em hoàn thành tốt bài thi học kì môn địa lí lớp 6 học kì 2. Hocthoi đã soạn ra cho các em đề cương những kiến thức ôn tập trọng tâm nhất và kèm theo đó là những câu hỏi ôn tập của bài 15 đến bài 27. Hi vọng, thông qua hệ thống kiến thức và câu hỏi này sẽ giúp các em đạt được điểm cao.

Bài 15: Các mỏ khoáng sản

  • Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên từ các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
  • Khoáng sản được chia làm 3 nhóm:
    • Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt…
    • Khoáng sản kim loại: sắt, Mangan, đồng, chì, kẽm….
    • Khoáng sản phi kim loại: Muối mỏ, A –pa –tit, đá vôi…
  • Phân loại:
    • Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc – ma). Ví dụ: Vàng, đồng, chì…
    • Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, tích tụ…). Ví dụ: than đá, dầu mỏ, đá vôi, cao lanh…

=> Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 16

Bài 17: Lớp vỏ khí

  • Thành phần của không khí: Khí Nitơ: 78%, Khí Ôxi : 21%, Hơi nước và các khí khác: 1%
  • Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển)
    • Tầng đối lưu (0->16km)
    • Tầng bình lưu (16->80km)
    • Các tầng cao của khí quyển (> 80 km )
  • Các khối khí: Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí lục địa và khối khí đại dương

=> Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 17

Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

  • Thời tiết và khí hậu
    • Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
    • Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.
  • Một số công thức tính nhiệt độ:
    • Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo
    • Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày
    • Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12
  • Sự thay đổi nhiệt độ không khí:
    • Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển
    • Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
    • Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 18

Bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất

  • Khí áp: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
  • Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất: Khí áp cao và khí áp thấp
  • Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
  • Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất
  • Hoàn lưu khí quyển là sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn

=> Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 19

Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

  • Hơi nước tạo nên độ ẩm không khí
  • Vòng tuần hoàn của mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh -> hơi nước ngưng tụ -> các hạt nước nhỏ -> mây -> gặp điều kiện thuận lợi -> tiếp tục ngưng tụ -> mưa.
  • Cách tính lượng mưa trung bình:
    • Ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày/ số lần đo
    • Tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng/ số ngày trong tháng
    • Năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng/12

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 20

Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất

  • Các chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí.
  • Trên bề mặt Trái Đất có 2 đường chí tuyến: Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
  • Trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ.
    • 1 đới nóng
    • 2 đới ôn hòa
    • 2 đới lạnh

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 22

Bài 23: Sông và hồ

  • Sông
    • Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
    • Hệ thống sông gồm: Sông chính, phụ lưu, chi lưu.
    • Lưu vực sông là vùng đất cung cấp nước cho sông.
  • Hồ
    • Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
    • Phân loại:
    • Theo tính chất của nước có hai loại hồ: Có hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
    • Theo nguồn gốc hình thành hồ: Hồ vết tích của các khúc sông, hồ miệng núi lửa và hồ nhân tạo

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 23

Bài 24: Biển và đại dương

  • Độ muối trung bình của các biển và đại dương là 35 %o
  •  Sóng : Là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển. Nguyên nhân :Do gió.

  • Thuỷ triều: Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ. Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

  • Các dòng biển: Là sự chuyển động nước biển và đại dương thành dòng. Nguyên nhân do gió Tín phong và Tây ôn đới.

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 24

Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

  • Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
  • Các thành phần của đất: Chủ yếu là khoáng và hữu cơ. Ngoài ra, còn có nước và không khí.
  • Các nhân tố hình thành đất

    • Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.
    • Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ.
    • Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.
    • Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.
=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 26

Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái đất

  • Lớp vỏ sinh vật là những sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái đất.
  • Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật. Thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
  • Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật.
  • Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất
    • Tích cực
      • Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố.
      • Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
    • Tiêu cực
      • Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.
      • Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.
=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 27

Từ khóa tìm kiếm google:

đề thi ôn tập, câu hỏi ôn thi địa 6 kì 2, các câu hỏi trọng tâm thi địa 6 kì 2, ôn thi địa lí 6 kì 2 chi tiết, câu hỏi ôn tập và trả lời địa lí 6 kì 2
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Hệ thống lý thuyết và câu hỏi ôn thi môn địa lí 6 kì 2 năm học 2018 mới nhất . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn địa lí 6. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận