Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

 
 

Soạn địa lí 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Chuyên mục: Soạn địa lí 6

Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của con người, từ ăn, mặc, ở cho đến các hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu thời tiết và khí hậu là một vấn đề hết sức cần thiết. Để nghiên cứu thời tiết và khí hậu, chúng ta cần nắm được các yếu tố chính là: nhiệt đới, gió và mưa.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Thời tiết và khí hậu

  • Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
  • Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí

a. Nhiệt độ không khí

  • là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí.

b.  Cách đo nhiệt độ không khí

  • Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí
  • Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m
  • Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h)
  • Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.

Ví dụ: Đo ba lần trong ngày được lần lượt là 25 độ, 37 độ, 34 độ. Vậy nhiệt độ TB là:

Nhiệt độ TB = (25 + 37+34) :3 = 32 độ.

Một số công thức tính nhiệt độ:

  • Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo
  • Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày
  • Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

3. Sự thay đổi nhiệt độ không khí:

a. Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển

  • Sự tăng giảm nhiệt độ giữa mặt đất và mặt nước khác nhau sinh ra hai loại khí hậu khác nhau là khí hậu lục địa và đại dương.

b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao

  • Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng hạ thấp.

c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ

  • Càng gần xích đạo, nhiệt độ càng cao, càng gần hai cực, nhiệt độ càng hạ thấp.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 55 sgk Địa lí 6

Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20 độ C, lúc 13 giờ được 24 độ C và lúc 21 giờ được 22 độ C. Hỏi nhiệt độ TB của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?

Trang 56 sgk Địa lí 6

Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m?

Trang 66 sgk Địa lí 6

Tại sao vào mùa hạ: Những miền gắn biển có không khí mát hơn đất liên. Ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Trang 56 sgk Địa lí 6

Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sư chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Bài tập 1: Trang 57 sgk Địa lí 6

Thời tiết khác khí hậu điểm nào?

Bài tập 2: Trang 57 sgk Địa lí 6

Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương?

Bài tập 3: Trang 57 sgk Địa lí 6

Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (góc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?

Bài tập 4: Trang 57 sgk Địa lí 6

Người ta đã tính nhiệt độ TB thàng và TB năm như thế nào?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn địa lí 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn địa lí 6. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận