Danh mục bài soạn

Tải giáo án Tin học 4 kết nối tri thức bài 12a: Thực hành đa phương tiện

Giáo án Tin học 4 Kết nối tri thức bài 12a: Thực hành đa phương tiện được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tin học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12A. THỰC HÀNH ĐA PHƯƠNG TIỆN

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ví dụ minh họa việc sử dụng phần mềm máy tính hoặc video giúp biết thêm những thông tin sinh động về lịch sử, văn hóa.
  • Kể lại được điều quan sát và biết thêm qua sử dụng công cụ đa phương tiện.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực tham gia trò chơi, các hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Làm quen với việc sử dụng công cụ đa phương tiện.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để học những nội dung liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn như lịch sử, văn hóa.
  • Hợp tác trong môi trường số thông qua việc thu nhận, lưu trữ, tóm tắt và truyền đạt nội dung đa phương tiện.
  1. Phẩm chất:
  • Rèn luyện tinh thần yêu nước, tấm lòng nhân ái thông qua những câu chuyện lịch sử, văn hóa để đất nước và con người Việt Nam.
  • Tự tin giải quyết các vấn đề trong học tập.
  • Tích cực khám phá tri thức.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy chiếu và màn chiếu.
  • Máy tính được cài phần mềm xem video, chẳng hạn, Windows Media Player.
  • Ít nhất 2 video (khoảng 10 phút/video) về lịch sử và văn hóa để HS thực hành xem và kể lại.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Giới thiệu đa phương tiện - những sản phẩm thông tin kĩ thuật số, kết hợp nhiều loại dữ liệu như văn bản, hình ảnh và nhất là hình ảnh động và âm thanh.

- Tạo tâm thế hào hứng, vui vẻ trước khi bước vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc đoạn hội thoại SGK trang 52 để tìm câu trả lời cho câu hỏi: Hãy nêu những ví dụ về đa phương tiện?

- GV mời 1 - 2 HS đứng dậy trả lời.

- Sau khi HS trả lời, GV có thể yêu cầu HS giải thích thêm tại sao ví dụ đó là đa phương tiện.

- Từ câu trả lời của HS, GV chốt lại việc nhận diện khái niệm Đa phương tiện bằng các ví dụ cụ thể để thấy lợi ích của chúng trong việc mở mang kiến thức, từ đó dẫn đến nhu cầu thực hành sử dụng đa phương tiện - Bài 12A: Thực hành đa phương tiện.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu:

- HS biết cách sử dụng phần mềm Windows Media Player.

- HS được trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị do công cụ đa phương tiện đem lại.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Em nhận được một video do thầy cô giáo cung cấp về ngày Tết Nguyên Đán. Em hãy xem video để biết ý nghĩa của ngày Tết, đặc trưng của phong tục đón Tết của ba miền Bắc - Trung - Nam và kể lại những điều mà em biết qua video đó.

- GV chỉ dẫn cho HS cách tìm thấy video về ngày tết Nguyên Đán.

- GV hướng dẫn HS thực hành xem video như được hướng dẫn trong Hình 51, 52 trang 53 SGK. Trong hoạt động này, HS có thể xem lại video để hiểu rõ nội dung chính và ghi nhớ một số chi tiết để có thể chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp những điểm khác biệt trong phong tục đón Tết của ba miền Bắc - Trung - Nam.

- GV lưu ý chỉ yêu cầu kể một vài chi tiết như món ăn, loại hoa quả, trò chơi, bài hát, thói quen... mà không cần kể lại nội dung video.

- GV tham khảo cho HS xem video về Tết Nguyên Đán sau:

https://youtu.be/0oC7dvL_XOQ

hoặc https://youtu.be/OP7o--bwTk8 (từ 0:40 đến hết).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Những ví dụ về đa phương tiện: Video truyện cổ tích; sách giáo khoa gồm nội dung chữ, tranh, bản đồ; bài trình chiếu có âm thanh, ảnh động,...

+ Những ví dụ trên là đa phương tiện vì chúng kết hợp thông tin nhiều dạng khác nhau và các thông tin đó có thể được hiện một cách đồng thời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tin học 4 kết nối tri thức, soạn mới giáo án tin học 4 kết nối công văn mới, soạn giáo án tin học 4 kết nối bài 12a: Thực hành đa phương tiện
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tin học 4 kết nối tri thức bài 12a: Thực hành đa phương tiện . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án tin học 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận