Tải giáo án Công dân 7 KNTT bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Giáo án Công dân 7 kết nối tri thức bài 7: Phòng,chống bạo lực học đường được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công dân chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 7: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

-       Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

-       Nhận biết được cách ứng phó trước, trong và sau khi bạo lực học đường.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

-       Năng lực giáo dục công dân:

·      Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức; sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia vào bạo lực học đường.

3. Phẩm chất

-       Trung thực, trách nhiệm: hoạt động phòng chống bạo lực học đường; phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Một số hình ảnh, video về bạo lực học đường.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Đọc trước Bài 7 trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi dẫn dắt HS vào bài học và có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, dẫn dắt HS chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận về hành vi bạo lực học đường mà các em đã gặp phải hoặc chứng kiến.

c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về hành vi bạo lực học đường mà các em đã gặp phải hoặc chứng kiến.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, video về bạo lực học đường:

https://www.youtube.com/watch?v=PdBdP-JrJfs

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video clip và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ câu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Bạo lực học đường là một vấn đề nan giải gây nên những tác hại nghiêm trọng về nhiều mặt. Việc phòng, chống bạo lực học đường cần có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, trong đó, học sinh giữ vai trò chủ yếu. Các em cần có những hiến thức và kĩ năng cần thiết trong việc ứng phó với bạo lực học đường để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Để nắm rõ hơn các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường, từ đó nhận biết được cách ứng phó trước, trong và sau khi bạo lực học đường, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc 3 tình huống SGK tr.38, 39, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở khái niệm bạo lực học đường, biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc 3 tình huống SGK tr.38, 39, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

 

+ Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?

+ Hãy nêu những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác?

+ Trong các trường hợp trên, các bạn C, H, Q, N đã phải chịu những hậu quả gì? Em hãy liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây:

Tác hại của bạo lực học đường

Đối với HS

 

Đối với gia đình

 

Đối với nhà trường và xã hội

 

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh và video về bạo lực học đường:

https://www.youtube.com/watch?v=gBKLQGO5hZE

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc 3 tình huống SGK tr.38, 39, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm bạo lực học đường, biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên.

- Biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp:

+ Đánh nhau, nói xấu (trường hợp 1). + Cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu (trường hợp 2).

+ Đánh nhau (trường hợp 3).

- Biểu hiện khác của bạo lực học đường: ngược đãi, lăng mạ, chửi bởi, đe doạ, khủng bố, lan truyền những thông tin sai sự thật về người khác,...

- Nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp:

+ Do bố mẹ thường xuyên vắng nhà, không quan tâm đạy dỗ C (tường hợp 1).

+ Do tâm lí tiêu cực khi nảy sinh mâu

thuần trên mạng xã hội (trường hợp 2).

+ Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi (trường hợp 3).

- Nguyên nhân khác dẫn đến bạo lực học đường:

+ Do sự thiếu hiểu biết về đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống của HS.

+ Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, xã hội không lành mạnh (bạo lực gia đỉnh, tệ nạn xã hội,...).

+ Do thiếu sự quan tâm từ gia đình, nhà trường.

+ Do phương pháp giáo dục sai lầm của gia đình, thầy cô,...

- Tác hại của bạo lực học đường trong các trường hợp:

+ C bị nhà trường kỉ luật (trường hợp 1).

+ H tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người, có dâu hiệu trầm cảm, khủng hoảng tâm lí (trường hợp 2).

+ Q và N bị nhà trường kỉ luật (rường hợp 3).

- Tác hại của bạo lực học đường: đính kèm bảng bên dưới hoạt động.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công dân 7 kết nối, soạn mới giáo án Công dân 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án Công dân 7 kết nối bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công dân 7 KNTT bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công dân 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận