Tải giáo án Công dân 7 KNTT bài 5: bảo tồn di sản văn hóa

Giáo án Công dân 7 kết nối tri thức bài 5: bảo tồn di sản văn hóa được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.

-       Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

-       Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

-       Nêu được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

-       Năng lực giáo dục công dân:

·      Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa.

3. Phẩm chất

-       Yêu nước, trách nhiệm: biết bảo tồn di sản văn hóa; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Tranh ảnh, truyện thơ, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề Bảo tồn di sản văn hóa.

-       Đồ dùng đơn giản để sắm vai.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Đọc trước Bài 5 trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi, dẫn dắt, tạo hứng thú cho HS vào bài học, giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ trải nghiệm; HS chia sẻ trước lớp. 

c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về việc giữ lời hứa, giữ chữ tín.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức: Kể tên những làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam như quan họ, chèo, lí, ví giặm, hát ru,….và hát một đoạn trong những làn điệu đó.

- GV chia lớp thành hai đội, lần lượt các đội kể tên các làn điệu và hát một đoạn trong đó. Đáp án của các đội không được trùng lặp nhau. Đội nào kề và hát đúng nhiêu hơn sẽ thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, trong những làn điệu vừa kể, làn điệu nào là di sản văn hoá của Việt Nam?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi Tiếp sức và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Những làn điệu đó là di sản văn hoá của Việt Nam, đại điện cho các vùng miền gắn với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội.

+ Thông qua những làn điệu là lời khuyên nhủ của cha ông về những điều hay lẽ phải, về thuần phong mĩ tục, về đạo lí, tôn sư trọng đạo, lệ làng phép nước, về anh hùng nghĩa khí,...

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển kinh tế, xây dựng và quảng bá hình ảnh của Việt Nam với thế giới. Để thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm di sản văn hóa và kể được một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1-6 SGK tr.24. 25, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam (di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể).

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1-6 SGK tr.24. 25, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Đâu là di sản văn hoá? Đâu không phải là di sản văn hóa?

+ Hãy chỉ ra đâu là di sản văn hoá vật thể, đâu là đi sản văn hoá phì vật thể.

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm và hướng dẫn các nhóm hoàn thành.

PHIẾU HỌC TẬP

STT/ Địa điểm

DSVH

Không phải DSVH

DSVH vật thể

DSVH phi vật thể

Hồ Gươm, Hà Nội

 

 

 

 

Cầu Cần Thơ, TP. Cần Thơ

 

 

 

 

Nhã nhạc cung đình Huế, Thừa Thiên Huế

 

 

 

 

Tháp Chăm, Ninh Thuận

 

 

 

 

Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

 

 

 

 

Không gian văn hóa Cồng chiềng Tây Nguyên

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Nêu khái niệm di sản văn hóa.

+ Thế nào là di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể?

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Kể thêm những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết.

- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh di sản văn hóa khác ở Việt Nam:

+ Quần thể di tích Cố đô Huế

+ Đô thị cổ Hội An

+ Di tích Mỹ Sơn

+ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Hang Sơn Đoòng)

+ Quần thể danh thắng Tràng An

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1-6 SGK tr.24. 25, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HStrình bày khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam (di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể); tên một số DSVH ở Việt Nam

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

Đọc thông tin, quan sát hình và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập

- Hình 1 (Hồ Gươm, Hà Nội): di sản văn hóa vật thể.

- Hình 2 (Cầu Cần Thở, TP. Cần Thơ): không phải di sản văn hóa.

- Hình 3 (Nhã nhạc cung đình Huế, Thừa Thiên Huế): di sản văn hóa phi vật thể.

- Hình 4 (Tháp Chăm, Ninh Thuận): di sản văn hóa vật thể.

- Hình 5 (Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh): di sản văn hóa vật thể.

- Hình 6 (Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên): di sản văn hóa phi vật thể.

Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

- Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có gia trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử  văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, có vật, bảo vật quốc gia....

- Một số DSVH ở Việt Nam:

+ Di sản văn hóa vật thể:

·      Quần thể di tích Cố đô Huế.

·      Phố cổ Hội An.

·      Hoàng thành Thăng Long.

+ Di sản văn hóa phi vật thể:

·      Dân ca Quan họ.

·      Ca trù.

·      Hội Gióng.

·      Hát xoan Phú Thọ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công dân 7 kết nối, soạn mới giáo án Công dân 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án Công dân 7 kết nối bài 5: bảo tồn di sản văn hóa
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công dân 7 KNTT bài 5: bảo tồn di sản văn hóa . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công dân 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận