Tải giáo án Công dân 7 KNTT bài 2: quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Giáo án Công dân 7 kết nối tri thức bài 2: quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công dân chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

-       Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

-       Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

-       Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

·      Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

-       Năng lực riêng:

·      Điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.

·      Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

3. Phẩm chất

-       Có phẩm chất nhân ái, thể hiện qua việc biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

-       Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

-       Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Sách Bài tập GDCD 7.

-       Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Đọc trước Bài 2 trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS; huy động những kinh nghiệm thực tế của HS về quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ và ý nghĩa của chúng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Các thành viên của mỗi đội lần lượt nêu một câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Đội nào nêu được nhiều câu đúng hơn sẽ là đội chiến thắng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đó có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

·      Thương người như thể thương thân.

·      Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

·      Một giọt máu đào hơn ao nước lã

·      Lá lành đùm lá rách.

·      Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

·      Chị ngã, em nâng.

·      Nhường cơm, sẻ áo.

·      Yêu nhau chín bỏ làm mười.

+ Ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đó: Để cuộc sống thêm tươi đẹp, con người hạnh phúc hơn, cần đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ buồn, vui của họ.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống, mỗi người đều cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Những lời nói động viên, cử chỉ ân cần, sự giúp đỡ chân thành, tấm lòng bao dung,…sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp, ấm áp hơn. Bài học này sẽ giúp em thấu hiểu hơn ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, từ đó góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của lòng nhân ái tới cộng đồng. Chúng ta cùng vào Bài 2 – Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK tr.10, 11, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV và mời 1 HS đứng dậy đọc câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ SGK tr.10, 11.

- GV hướng dẫn HS kể chuyện phân vai.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ.

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, quan sát tranh 1, 2, 3 SGK tr.11 và trả lời câu hỏi :

+ Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong các bức tranh.

+ Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành vi đó?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4-6 người) và trả lời câu hỏi: Em hãy kể thêm một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh và kể chuyện phân vai.

- HS thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 cặp đôi trả lời về một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- GV mời cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Đọc câu chuyện “Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ”

- Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ: 

+ Mẹ bé Su-ri nấu món thịt hầm cho cô Xmit khi cô đang rất buồn vì con gái cô mới qua đời; người mẹ và bé Su-ti muốn chăm sóc cho cô một thời gian.

+ Bé Su-ri nghĩ ra cách để giúp đỡ cô Xmit. Su-ri tặng cô một chiếc băng gạc vết thương cho trái tim tan vỡ, chiếc băng dùng để băng trái tim của cô Xmit.

Quan sát tranh 1, 2, 3

- Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong tranh 1, 2, 3 là :

+ Động viên, an ủi bạn qua lời nói

+ Ủng hộ sách vở cho đồng bào vùng bị lũ lụt.

+ Thăm hỏi, quan tâm khi bạn bị ốm.

-  Hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là hành động không muốn đi thăm bạn Lan ốm (tranh 3). Đây là hành vi thể hiện sự thờ ơ, ích kỉ trước sự đau ốm của người khác.

Biểu hiển của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ

- Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

+ Lắng nghe, động viên, an ủi , nhắn tin, gọi điện hỏi thăm nhau.

+ Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Phê phán thỏi ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công dân 7 kết nối, soạn mới giáo án Công dân 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án Công dân 7 kết nối bài 2: quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công dân 7 KNTT bài 2: quan tâm, cảm thông và chia sẻ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công dân 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận