Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ

CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Soạn vật lí 10 bài 22: Ngẫu lực

Chuyên mục: Soạn vật lí 10

Bám sát cấu trúc SGK vật lí 10, bài học này tech12h giới thiệu đến bạn đọc bài 22: Ngẫu lực. Hi vọng với cách trình bày rõ ràng dễ hiểu sẽ giúp các em học tốt hơn

Nội dung bài viết gồm hai phần:

  • Lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa

Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

2. Tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn

a) Vật rắn có trục quay cố định

Khi một ngẫu lực tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định thì vật rắn sẽ quay quanh trục cố định.

TH1: Trục quay đi qua trọng tâm

Trục quay của vật rắn không chịu tác dụng của ngẫu lực.

TH2: Trục quay không đi qua trọng tâm

Trọng tâm của vật sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay

Có lực tác dụng vào trục quay làm trục quay biến dạng.

b) Vật rắn không có trục quay cố định

Nếu vật rắn chỉ chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật rắn quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

c) Momen ngẫu lực

Momen ngẫu lực đối với trục quay O vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực:

M = F.d

M: Momen ngẫu lực (N.m)

F: Độ lớn của mỗi lực (N)

d: Cánh tay đòn của ngẫu lực (m).

d) Kết luận

Tác dụng của ngẫu lực: Ngẫu lực tác dụng vào một vật chỉ làm cho vật chuyển động quay chứ không làm cho vật chuyển động tịnh tiến.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Trang 118 sgk vật lí 10

Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.

Bài tập 2: Trang 118 sgk vật lí 10

Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.

Bài tập 3: Trang 118 sgk vật lí 10

Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?

Bài tập 4: Trang 118 sgk vật lí 10

Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm.

Momen của ngẫu lực là:

A. 100 N.m

B. 2,0 N.m

C. 0,5 N.m

D. 1,0 N.m

Bài tập 5: Trang 118 sgk vật lí 10

Một ngẫu lực gồm hai lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ có $F_{1} = F_{2} = F$ và cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

A. ($F_{1} - F_{2}$).d

B. 2Fd

C. F.d

D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay

Bài tập 6: Trang 118 sgk vật lí 10

Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn $F_{A} = F_{B} = 1 N$ (Hình 22.6a SGK)

a) Tính momen của ngẫu lực

b) Thanh quay đi một góc $\alpha  = 30^{\circ}$. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (Hình 22.6b SGK). Tính momne ngẫu lực

vl10c
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn vật lí 10 bài 22: Ngẫu lực . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn vật lí 10. Phần trình bày do Snowhite Snowflakes tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận